20 năm làm bảo mẫu, nhà chủ vừa qua đời, tôi thu dọn xin nghỉ nhưng 5 lần 7 lượt bị cản: “Phải giải quyết xong khoản tiền này!”

Thùy Linh, Theo Đời sống và Pháp luật 13:45 02/04/2024

Làm việc trong căn biệt thự lớn suốt 20 năm, ngày ra đi, tôi không ngờ mình nhận được bài học như vậy.

Trên con đường quê nắng hanh hao, bà Trịnh Tâm (65 tuổi, Trung Quốc) bước đi với dáng vẻ mệt mỏi nhưng ánh mắt lấp lánh niềm vui. Chia sẻ với trang tin Toutiao, bà kể: "Cuối cùng tôi cũng về đây, về với mái nhà nhỏ của mình, sau bao nhiêu năm tháng miệt mài trong căn biệt thự lớn. Đến giờ, tôi vẫn không thể tin được mình đã làm bảo mẫu ở đó đủ 20 năm."

"Không ngờ thời gian trôi nhanh thế, đã hai mươi năm rồi sao?" bà thầm nghĩ.

Nhớ lại những ngày đầu tiên, bà Tâm vẫn còn e ngại. Gia đình chủ có hai vợ chồng và ba đứa trẻ nô nức tiếng cười. Bà nhận lời tới làm bảo mẫu cho gia đình họ khi mới 45 tuổi, đảm nhận trách nhiệm không nhỏ: trông nom cả nhà. Khi vợ chồng chủ nhà bận bịu công việc, đi công tác quanh năm suốt tháng, bà sẽ chăm lo cho mấy đứa nhỏ từ bữa cơm, đưa đón đi học, cho tới giấc ngủ mỗi ngày. Khi cả nhà họ tụ tập đông đủ, cùng nhau đi chơi, bà sẽ ở lại để trông coi nhà cửa, sau đó đón nhà chủ trở về với những món quà nhỏ ấm áp dành cho bà.

Rồi thời gian trôi qua, cả vợ lẫn chồng chủ nhà đều già đi nhanh chóng, lần lượt rơi vào tình trạng ốm đau, bệnh tật. Con cái họ lớn lên và đi làm xa, bận rộn với cuộc sống riêng, không thể về chăm sóc bố mẹ. Bà Tâm dường như trở thành chỗ dựa duy nhất, hết lòng lo lắng thuốc thang cho ông bà chủ.

20 năm làm bảo mẫu, nhà chủ vừa qua đời, tôi thu dọn xin nghỉ nhưng 5 lần 7 lượt bị cản: “Phải giải quyết xong khoản tiền này!” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

"Dì Tâm ơi, dì nhất định phải ở lại giúp tụi con, nếu không tụi con không biết phải làm thế nào" lần nào con trai ông chủ cũng nài nỉ mỗi khi về thăm nhà. Thấy bản thân được trân trọng như vậy, bà Tâm luôn sẵn sàng tiếp tục làm việc, mặc dù biết sức khỏe của mình ngày một giảm đi.

Cuộc sống của bà lặng lẽ trôi, không quá nhiều xáo trộn cho đến khi ông bà chủ lần lượt từ giã cõi đời. Bà Tâm cảm thấy mình không còn lý do gì để ở lại nữa. Con trai ông bà chủ dù 5 lần 7 lượt muốn can ngăn, mong có thể đón bà lên thành phố để ở cùng gia đình họ, nhưng bà đã quyết định về quê, nơi bà có thể sống những năm tháng cuối đời bên cạnh những đứa cháu yêu quý.

"Bao nhiêu công chuyện trong nhà, từ trước đến nay, đều là dì đứng ra giải quyết. Giờ dì mà đi như thế này, mọi người biết phải làm sao?"

"Nhưng dì lớn tuổi lắm rồi. Nhiều khi đầu óc còn quên trước quên sau, lẩm cẩm rồi con ạ. Dì không giúp gì nhiều được nữa", bà Tâm luôn nói vậy.

Cuối cùng, không thuyết phục được thêm nữa, anh con trai mới đưa bà ra ga tàu và nói lời cảm ơn: "Dì Tâm, không biết phải nói sao cho hết lòng biết ơn dì. Bao năm qua, dì đã như một người mẹ thứ 2 trong nhà này."

20 năm làm bảo mẫu, nhà chủ vừa qua đời, tôi thu dọn xin nghỉ nhưng 5 lần 7 lượt bị cản: “Phải giải quyết xong khoản tiền này!” - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Bà Tâm chỉ mỉm cười, lòng tràn ngập xúc động nhưng không nói nên lời. Bà lên tàu rời đi mà lòng vẫn cứ nghẹn ngào. Về đến quê, bà mở chiếc điện thoại cũ kĩ ra, chỉ để liên lạc với những người thân thiết. Màn hình hiển thị thông báo từ ngân hàng, một khoản tiền lớn bất ngờ được chuyển vào tài khoản của bà.

Bà ngơ ngác không hiểu, rồi vội vàng gọi cho con trai ông bà chủ. "Cháu à, làm sao lại có số tiền này? Bà không thể nhận được."

"Dì Tâm ơi, đó là chút tình cảm mà gia đình muốn gửi đến dì, như một lời cảm ơn chân thành nhất. Dì cứ coi như tiền dưỡng lão của những đứa con, đứa cháu từng được dì giúp đỡ suốt 20 năm qua."

Bà Tâm nghe xong, nước mắt lưng tròng. Không phải vì số tiền, mà bởi vì sự trân trọng và biết ơn sâu sắc mà gia đình này dành cho bà. Bà đã không còn là một người làm thuê bình thường, mà là một phần của gia đình họ.

"Con à, cảm ơn con, cảm ơn gia đình con. Dì không biết nói gì hơn..."

Họ nói chuyện thêm một hồi lâu trước khi cúp máy. Bà Tâm ngồi xuống, chạm vào chiếc khăn tay mà bà chủ cũ đã tặng. Những kỷ niệm ùa về, nhưng nay bà đã sẵn sàng bắt đầu một chương mới, một chương của sự an nhàn và hạnh phúc bên những đứa cháu thơ.

20 năm làm bảo mẫu, nhà chủ vừa qua đời, tôi thu dọn xin nghỉ nhưng 5 lần 7 lượt bị cản: “Phải giải quyết xong khoản tiền này!” - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Với số tiền này, bà Tâm có thể lên kế hoạch kỹ hơn cho tuổi già của bản thân. Biết bản thân không có đủ kiến thức về tài chính, bà dặn lòng sẽ không đầu tư lung tung. Ở thành phố, bà đã chứng kiến rất nhiều người mang cả gia tài đi đánh liều đầu tư theo lời người khác, trong khi bản thân không hiểu biết, cuối cùng tiền mất tật mang.

Bà dự định sẽ gửi tiết kiệm phần lớn khoản tiền, lấy số lãi hàng tháng để tiêu dùng. Ở nông thôn, giá cả hàng hóa không mấy tốn kém, tiết kiệm một chút thì bà hoàn toàn có thể dùng khoản tiền này trong rất lâu. Vậy là tuổi nghỉ hưu của bà sẽ thêm phần an nhàn, bình yên hơn. Dù không có lương hưu hàng tháng, bà vẫn có thể tự tạo ra lương hưu cho mình.

*Nguồn: Toutiao