4 điểm trí tuệ của người sống thông minh, không để bản thân chịu thiệt, biết chinh phục các mối quan hệ

Trung Hạ, Theo Phụ nữ Số 23:04 30/10/2023

Mọi cảm xúc thật ra cũng giống như tấm gỗ trôi trên dòng nước chảy, chỉ cần bạn không cố vớt ra thì nó sẽ sớm biến mất vào chân trời xa xăm.

Xã hội phức tạp, nếu không biết sống thông minh thì e rằng khó có thể tồn tại lâu dài. Song không phải vì thế mà chúng ta phải cố trở thành kẻ khôn lỏi, chiếm mọi cái lợi về mình. Dẫu có làm gì, giữ vững cái tâm chân thành mới là quan trọng nhất.

Không cần điều to tát, "biết nghĩ cho người khác" đã là một cách sống thông mình. Nghe có vẻ như bản thân sẽ chịu thiệt vì suốt ngày cứ lo nghĩ cho đối phương, thế nhưng rồi bạn cũng sẽ nhận ra: Giúp người cũng là đang giúp mình!

Muốn vừa sống thông minh vừa giữ trọn sự chân thành? 4 điều này sẽ giúp bạn làm được:

1. Biết thể hiện sự yếu đuối

Cha đẻ của bộ sách “Đắc nhân tâm”, Dale Carnegie từng nói: “Nếu muốn thắng ai đó, hãy làm cho họ cảm thấy bản thân họ vượt trội hơn bạn…”.

Nhiều người luôn muốn thể hiện sự vượt trội của mình trước mặt người khác nhưng họ không biết rằng điều này sẽ chỉ thu về sự chán ghét.

Trong tâm lý học có một "Định luật thể hiện điểm yếu", khi tương tác với người khác, bạn không cần quá mạnh mẽ mà hãy thể hiện điểm yếu một cách hợp lý. Điều này có thể giúp đối phương thả lỏng thần kinh căng thẳng, loại bỏ thái độ thù địch và phòng thủ, từ đó đạt được hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

Chúng ta có điểm yếu, đối phương cũng có điểm yếu, cả hai đều là “người thường”, nên dễ dàng kết nối mối quan hệ, trở thành tâm giao. Càng tỏ ra ưu việt, người khác càng khó lại gần, từ đó ít bạn ít bè, cô đơn cũng đành tự chịu.

4 điểm trí tuệ của người sống thông minh, không để bản thân chịu thiệt, biết chinh phục các mối quan hệ - Ảnh 1.

2. Bao dung những quan điểm khác nhau

Trong cuộc sống, rất nhiều người luôn cố chấp, không chịu nghe lời góp ý của bất kỳ ai. Người có tính cách này thường chịu rất nhiều thiệt thòi và “ăn quả đắng”.

Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là "phóng chiếu thù địch". Mỗi người đều có một cái nhìn riêng về thế giới, sau đó họ tìm kiếm những người có quan điểm giống mình, nhưng khi gặp những người bất đồng quan điểm, họ lập tức “xù lông”, sẵn sàng chiến đấu.

Nhưng quan điểm của mỗi người về thế giới đều có sai sót và về cơ bản là phiến diện.

Vì vậy, người thực sự mạnh mẽ và trưởng thành thường sở hữu tấm lòng bao dung, dù nghe được những lời chướng tai cũng có thể bình tâm và suy nghĩ xem mình có thể học được điều gì từ đó hay không.

3. Chịu nhục nhịn phiền

Có câu: “Điều quý giá nhất của một người là ‘chịu nhục nhịn phiền’, cái quý kế tiếp là sự hòa hợp giữa người với người”.

Người xưa dạy, tòa nhà cao tầng mọc lên từ mặt đất, phải làm nền móng thật tốt, nếu không tòa nhà có xây dựng xong cũng không thể đứng vững và sớm sụp đổ.

Tất nhiên, sự kiên nhẫn không thể chỉ dựa vào việc buộc bản thân phải chịu đựng, vẫn có nhiều cách để làm điều đó.

Mọi cảm xúc thật ra cũng giống như tấm gỗ trôi trên dòng nước chảy, chỉ cần bạn không cố vớt ra thì nó sẽ sớm biến mất vào chân trời xa xăm.

Khó chịu là một cảm xúc bình thường, chỉ cần dung dị chuyện nó xuất hiện, bạn sẽ thấy nó đi nhanh hơn mình nghĩ rất nhiều.

4 điểm trí tuệ của người sống thông minh, không để bản thân chịu thiệt, biết chinh phục các mối quan hệ - Ảnh 2.

4. Suy nghĩ từ góc nhìn của đối phương

Có thể bạn không nhận ra một điều, trong cuộc sống hằng ngày, mọi người thường thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau nên lòng đồng cảm tưởng chừng đơn giản lại trở nên vô cùng quý giá.

Nếu chúng ta không thể hiểu được người khác, xung đột sẽ nảy sinh và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi, khó đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi.

Bước đầu tiên để đạt được sự cân bằng này là đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu cho đối phương.