5 cảnh phim nổi tiếng cho thấy phim ảnh đã trở nên vi diệu ra sao nhờ công nghệ

Thùy Minh, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 18/08/2017

Rõ ràng công nghệ và điện ảnh là một đôi bạn thân.

Các tác phẩm điện ảnh chỉ có thể hoàn hảo với một khâu hậu kì tốt nhờ công nghệ máy tính. Đối với điện ảnh hiện tại, sự hiện diện của các hiệu ứng hình ảnh kỹ thuật số là không thể thiếu. Dưới đây chỉ là 5 trong số rất nhiều ví dụ cho thấy công nghệ và điện ảnh là một... đôi bạn thân.

Blood Diamond, 2006

5 cảnh phim nổi tiếng cho thấy phim ảnh đã trở nên vi diệu ra sao nhờ công nghệ - Ảnh 1.

Trong phim Blood Diamond, đạo diễn đã không mấy ấn tượng với phần diễn xuất của Jennifer Connelly khi cô trò chuyện với một người bạn đã mất qua điện thoại. Để khiến cảnh phim này cảm xúc hơn, đoàn làm phim buộc phải thêm một giọt nước mắt được tạo ra bằng máy tính lăn trên mặt nữ diễn viên này. Chính Connelly cũng khá bất ngờ với cảnh phim này vì cô chỉ được xem nó khi phim ra rạp.

Forrest Gump, 1994

5 cảnh phim nổi tiếng cho thấy phim ảnh đã trở nên vi diệu ra sao nhờ công nghệ - Ảnh 2.

Forrest Gump cũng là một tác phẩm điện ảnh tràn ngập các hiệu ứng hình ảnh. Ví dụ, rất nhiều người sẽ không thể quên được cảnh phim ấn tượng khi một chiếc lông rơi ngay dưới chân Forrest. Nhìn ấn tượng là vậy nhưng thực ra đây là một chiếc lông được tạo ra bằng máy tính. Và bạn có nhớ cảnh Forrest chơi bóng bàn không? Thật ra tất cả những gì các diễn viên là vung vẩy những chiếc gậy - quả bóng thì được thêm vào bằng đồ họa máy tính ở giai đoạn hậu kì.

Black Swan, 2010

5 cảnh phim nổi tiếng cho thấy phim ảnh đã trở nên vi diệu ra sao nhờ công nghệ - Ảnh 3.

Trong Black Swan, cảnh phim Nina chuẩn bị biến đổi thành thiên nga đen và nhổ một sợi lông từ vai của mình thực sự rất ấn tượng và chân thực. Tuy nhiên thì dĩ nhiên nó được tạo ra bằng đồ họa máy tính. Đạo diễn phim này cũng cho rằng tay của Nina khá mềm mại và... hiền lành, vì thế đồ họa máy tính đã được sử dụng để khiến nó trông "dữ dội" hơn. Cuối cùng thì các ngón tay của nữ diễn viên Natalie Portman đã được kéo dài ra và thêm vào nhiều nếp nhăn.

A Beautiful Mind, 2001

5 cảnh phim nổi tiếng cho thấy phim ảnh đã trở nên vi diệu ra sao nhờ công nghệ - Ảnh 4.

Đồ họa máy tính trong điện ảnh đôi khi được sử dụng vì những lý do an toàn. Ví dụ, trong phim A Beautiful Mind, ở cảnh quay John Nash (Russell Crowe) đang nhúng nước một đứa trẻ, hai cảnh đã được quay tách biệt: một bồn nước đầy và hình ảnh em bé trong một bồn nước trống. Sự kết hợp hai cảnh quay này bằng đồ họa đã khiến nhiều người bất ngờ.

Captain America: The First Avenger, 2011

5 cảnh phim nổi tiếng cho thấy phim ảnh đã trở nên vi diệu ra sao nhờ công nghệ - Ảnh 5.

Captain America: The First Avenger dĩ nhiên là một bộ phim sử dụng nhiều hiệu ứng hình ảnh thế nhưng một trong những hiệu ứng ấn tượng nhất là biến một Chris Evans vạm vỡ thành một Steve Rogers gầy còm. Ban đầu, đoàn làm phim sử dụng diễn viên đóng thế, tuy nhiên họ đã không hài lòng vì một số khác biệt trong cách diễn viên đóng thế là Chris "di chuyển".

Vì thế, công nghệ máy tính đã được sử dụng để "thu gọn" hình thể Chris Evams. Tất cả các cảnh quay theo đó đều được ghi lại từ bốn góc máy khác nhau.

(Tổng hợp)