Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa?

Đăng Khoa, Theo Helino 14:17 20/03/2018

Toán học là một môn học khó nhằn nhưng luôn ẩn chứa những điều đầy thú vị mà chỉ những ai đam mê thực sự mới khám phá ra.

Số hoàn hảo

Nếu có một số tự nhiên bằng đúng tổng các ước số của nó không kể bản thân nó thì số tự nhiên đó gọi là số hoàn hảo. 6 là số hoàn hảo nhỏ nhất; con số 6 trừ bản thân nó ra còn có 3 ước số là 1, 2, 3 và 6 = 1 + 2 + 3.

Số không đầy đủ

Nếu 1 số tự nhiên lớn hơn tổng các ước của nó trừ ước là bản thân nó thì nó là 1 số không đầy đủ. Ví dụ 8 ngoài bản thân nó có các ước là 1, 2, 4 và 8 > 1 + 2 + 4= 7. Do đó 8 là 1 số không đầy đủ.

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 1.

Số giàu có

Nếu 1 số tự nhiên nhỏ hơn tổng các ước của nó trừ ước là bản thân nó thì nó là 1 số giàu có. Ví dụ 12 ngoài bản thân nó có các ước là 1, 2, 3, 4, 6 và 12 < 1 + 2 + 3 + 4 + 6 = 16. Do đó 12 là một số giàu có.

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 2.

Trường phái Pitago đã phát hiện ra 3 loại số vừa nêu trên. Họ cho rằng Thượng đế dùng 6 ngày để sáng tạo ra thế giới, con số 6 là con số hoàn hảo nhất. Do đó họ coi các số có tính chất như số 6 là số hoàn hảo. Lại theo truyền thuyết: toàn thể loài người do 8 vị thần linh tạo ra nhưng sáng tạo không được đầy đủ nên con số 8 gọi là "số không đầy đủ".

Ba loại số: Số hoàn hảo, Số không đầy đủ và Số giàu có, trong đó quan trọng nhất là số hoàn hảo. Số hoàn hảo có rất ít trong tự nhiên. Trong phạm vi 10.000 số đầu tiên thì chỉ có 4 số hoàn hảo là 6, 28, 496, 8128. Cho đến năm 1952 trải qua 2000 năm tìm kiếm người ta mới tìm được 12 con số hoàn hảo. 

Có điều thú vị là 12 con số hoàn hảo này đều là số chẵn. Vậy có tồn tại số hoàn hảo lẻ hay không? Đây là 1 vấn đề toán học rất nổi tiếng chưa được giải quyết. Mãi đến năm 1968 có một nhà toán học tuyên bố: Nếu tồn tại số hoàn hảo lẻ thì nó không thể ít hơn 36 chữ số. Xem ra dùng tay để tính thì không tìm được số đó.

Mỗi số hoàn hảo có thể biểu diễn dưới dạng tổng các số tự nhiên liên tiếp, thí dụ 4 số hoàn hảo đầu tiên:

6 = 1+2+3

28 = 1+2+3+4+5+6+7=1

496 = 1+2+3+...+30+31=1

8128 = 1+2+3+...+126+127=1

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 3.

Ngoài ra Toán học còn có những điều thú vị như:

Nếu bạn viết số Pi đến 2 chữ số thập phân sau đó viết ngược lại, ta được chữ Pie, có nghĩa là "hình tròn"

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 4.

Số 13

Số 13 được các nhà số học cho là không may mắn khi nó phải đứng sau số 12 – một số đẹp và giàu có: Có tất cả 12 tháng trong năm, 12 giờ hoàng đạo, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 bộ tộc của Israel, 12 tông đồ của Jesus, 12 ngày của Giáng Sinh và 12 quả trứng thì mới được một tá...

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 5.

123 - 45 - 67 + 89 = 100.
123 + 4 - 5 + 67 - 89 = 100.
123 - 4 - 5 - 6 - 7 + 8 - 9 = 100.
1 + 23 - 4 + 5 + 6 + 78 - 9 = 100

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 6.

111.111.111 x 111.111.111 = 12.345.678.987.654.321

Bạn đã bao giờ nghe đến số hoàn hảo, số giàu có, số không đầy đủ trong Toán học chưa? - Ảnh 7.