Biết là kẻ lừa đảo gọi nhưng nhất quyết không cúp máy, cô gái giúp cảnh sát làm được việc lớn, được khen thưởng công dân tiêu biểu

Minh Tiến, Theo Đời sống Pháp luật 19:58 14/05/2024

Cô gái bất ngờ nhận được cuộc gọi từ “Cảnh sát” yêu cầu chuyển khoản hơn 500 triệu đồng.

Cảnh sát Thiểm Tây (Trung Quốc) cho biết đã trao bằng khen cho một cô gái sống trên địa bàn nhờ sự thông minh và nhanh nhẹn. Cụ thể, cô gái tên Mei sống ở Thiểm Tây (Trung Quốc) đã nhận được cuộc gọi video "FaceTime" từ một người tự xưng là người thuộc "Cục Cảnh sát".

Bên kia lần đầu tiên khai chính xác tên và số CMND của cô, nói rằng thẻ ngân hàng mang tên của cô có liên quan đến một vụ rửa tiền bất hợp pháp, và hỏi cô có biết người đàn ông tên "Fu Zhongwei" hay không. Sau khi Mei phủ nhận, bên kia nói với cô rằng cuộc gọi sẽ được chuyển đến "Cục Cảnh sát thành phố Thẩm Dương" để điều tra thêm và làm sáng tỏ những nghi ngờ của cô.

Biết là kẻ lừa đảo gọi nhưng nhất quyết không cúp máy, cô gái giúp cảnh sát làm được việc lớn, được khen thưởng công dân tiêu biểu - Ảnh 1.

Sau khi được chuyển máy đến "Cục Cảnh sát Thẩm Dương" theo hướng dẫn của người tự xưng là người của Cục Cảnh sát, Mei làm theo hướng dẫn của bên kia để tải xuống Ứng dụng "webex". Sau đó, cô được yêu cầu tham gia "phòng họp" được chỉ định và bật chức năng "chia sẻ màn hình".

Trong cuộc họp, bên kia đã gửi một URL cho Mei và yêu cầu Mei nhấp vào đó để xem lệnh bắt giữ cô. Khi thấy lệnh bắt quả thực là ảnh đại diện của mình, Mei bị hoảng sợ và bên kia yêu cầu cô chuyển khoản 170.000 NDT (khoảng 598 triệu đồng) để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, Mei vẫn phủ nhận và nhất quyết không chuyển 170.000 NDT. Nhóm đối tượng này lại tiếp tục đe dọa cô.

Bất giác cô nhớ lại lời cảnh báo của cảnh sát trong một chiến dịch đặc biệt chống tội phạm trên không gian mạng. Cô nhớ rằng, cảnh sát liên tục cảnh cáo về thủ đoạn giả mạo người thuộc cơ quan chức năng để yêu cầu chuyển tiền. Chính vì vậy, cô đã lập tức câu giờ liên tục nói chuyện để giữ liên lạc với nhóm đối tượng này, đồng thời di chuyển đến đồn cảnh sát gần nhất.

Đến sở cảnh sát gần nhất, cô liền báo cáo và nhận được thông tin rằng tất cả những người này là lừa đảo. Sau đó, cô đã phối hợp với cảnh sát thật để vạch trần thủ đoạn lừa đảo và tóm gọn băng đảng lừa đảo.

Sử dụng nhiều nghiệp vụ, đội cảnh sát Thiểm Tây (Trung Quốc) đã tóm gọn đường dây lừa đảo với kẻ lừa đảo đứng đầu tên Ying. Bằng sự nhạy bén của mình, cô Mei đã giúp cảnh sát tóm được đường dây lừa đảo. Hơn nữa, trước đây, cô còn chủ động tham gia lớp chiến dịch dịch đặc biệt chống tội phạm trên không gian mạng để chủ động bảo vệ bản thân và tuyên truyền với mọi người xung quanh. Chính vì vây, cô Mei đã được cảnh sát Thiêm Tây trao bằng khen công dân tiêu biểu.

Qua trường hợp của cô Mei, cảnh sát một lần nữa phân tích thủ đoạn việc mạo danh người của cơ quan chức năng của những đối tượng lừa đảo trên không gian mạng. Đầu tiên, những kẻ lừa đảo lấy thông tin cá nhân của bạn thông qua các phương tiện bất hợp pháp, chẳng hạn như số ID, địa chỉ, số điện thoại.

Sau đó, đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan cảnh sát, viện kiểm sát…, báo cáo chính xác thông tin của nạn nhân và cho rằng bạn bị nghi ngờ rửa tiền hoặc nhập cảnh bất hợp pháp… tạo ra bầu không khí căng thẳng.

Khi nạn nhân tỏ ra nghi ngờ, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra lệnh bắt giữ hoặc lệnh giả mạo, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề bằng giọng điệu nghiêm túc và thận trọng. Đồng thời, những đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân hợp tác điều tra ngay lập tức. Thậm chí, những đối tượng này sẽ xây dựng "đồn cảnh sát" của riêng mình và cho xem đồng phục cảnh sát, văn phòng, còng tay… thông qua các video để thuyết phục.

Cuối cùng, kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào cái gọi là "tài khoản an toàn". Nếu làm theo yêu cầu, nạn nhân sẽ mất tiền ngay lập tức.

Do đó, cảnh sát nhắc nhở khi nhận được cuộc gọi như vậy, mọi người nên xác minh qua nhiều kênh. Đồng thời, mọi người không bật chức năng "chia sẻ màn hình" với người lạ, thao tác như vậy sẽ khiến mọi người không còn bí mật nào trước mặt người lạ.

Nếu không may bị lừa đảo, mọi người phải lưu giữ hồ sơ trò chuyện, hồ sơ giao dịch, thông tin liên lạc và các bằng chứng khác càng sớm càng tốt để cung cấp manh mối cho cảnh sát giải quyết vụ việc và gọi ngay cảnh sát để giảm thiểu thiệt hại tối đa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày