Chi tiết đầy kinh ngạc trong bức tranh cổ của triều Tống: Phóng to 100 lần mới thấy rõ mồn một hành động "xấu hổ" của người đàn ông

PHAN, Theo Pháp luật & Bạn đọc 04:33 20/04/2022

Một nhân vật dưới gốc cây đa bên sông Biện, sau khi phóng to 100 lần, bạn có nhận ra anh ta đang làm gì không?

Trung Quốc trải qua 5000 năm lịch sử và xuất hiện rất nhiều thời đại phát triển thịnh vượng. Đơn cử là “Khang Ung Càn thịnh thế”, còn có “Trinh Quán chi trị” của nhà Đường, mà triều Tống cũng sở hữu sự phát triển kinh tế và thương nghiệp cực mạnh, cho ra tiền giấy đầu tiên - Giao Tử.

Nói về thơ ca và nghệ thuật, hẳn rằng nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nhà Đường. Nhưng ít ai biết, nghệ thuật của nhà Tống cũng phát triển không kém. Họa gia Trương Trạch Đoan với bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” đã lưu danh muôn thuở.

Chi tiết đầy kinh ngạc trong bức tranh cổ của triều Tống: Phóng to 100 lần mới thấy rõ mồn một hành động xấu hổ của người đàn ông - Ảnh 1.

1. Thanh minh thượng hà đồ

“Thanh minh thượng hà đồ” là một trong 10 bức tranh nổi tiếng truyền đời của Trung Quốc, có chiều dài 5 mét. Kỹ thuật vẽ tranh của Trương Trạch Đoan vô cùng tinh tế và tỉ mỉ. Ông đã phác họa nên xã hội, kinh tế và đời sống nhân dân thời bấy giờ với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Nó không đơn giản chỉ là một bức tranh đơn thuần, mà chứa đựng giá trị nghiên cứu và văn hóa to lớn.

“Thanh minh thượng hà đồ” vẽ khung cảnh Biện Kinh thành của nhà Tống, là một trong những thành phố lớn nhất thế giới của thế kỷ 20 với hơn 1,37 triệu người.

Chi tiết đầy kinh ngạc trong bức tranh cổ của triều Tống: Phóng to 100 lần mới thấy rõ mồn một hành động xấu hổ của người đàn ông - Ảnh 2.

Bức tranh có con người, động vật và rất nhiều công trình kiến trúc. Đặc biệt hơn cả là mỗi con người đều làm hành động riêng biệt, không ai giống ai, tổng cộng có hơn 500 người ở Biện Kinh thành, và hơn 1.600 người nếu tính luôn tổng thể bức tranh.

Điểm tạo nên giá trị của “Thanh minh thượng hà đồ” chính là tỉ mỉ đến từng chi tiết. Phóng to bức tranh có thể nhìn thấy thần thái, dung mạo và quần áo của từng người trong tranh. Mỗi nhân vật lại có sự liên kết với nhau, cùng với phong cảnh, vật nuôi tạo nên một xã hội thu nhỏ thực thụ.

2. Từ ngoại ô cho đến chợ trời

Chi tiết đầy kinh ngạc trong bức tranh cổ của triều Tống: Phóng to 100 lần mới thấy rõ mồn một hành động xấu hổ của người đàn ông - Ảnh 3.

“Thanh minh thượng hà đồ” phác họa cả một thành phố hoàn chỉnh, từ ngoại ô vào nội thành đều vô cùng đặc sắc.

Ở khu vực ngoại ô, cảnh xuân tươi đẹp khiến con người chỉ muốn ở lại mà không muốn trở về. Có đoàn thương nhân dắt lạc đà chở hàng hóa tiến vào nội thành, có bãi cỏ rộng, có ruộng lúa mạch, có chiếc cối xay không người sử dụng, có bầy dê gặm cỏ.

Nổi bật nhất chính là con đường lớn vào thành - Biện Kinh đại đạo, phồn hoa tấp nập nối liền sông Biện. Mà sông Biện là con sông chuyên vận chuyển hàng hóa được con người đào nên, giữa chừng có chiếc cầu bắc ngang sông, thuyền ghe đông đúc ngược xuôi theo con nước.

Chợ trời có lẽ là khu vực phồn hoa nhất của cả bức tranh. Nhiều lái buôn bày hàng, người mua tới lui không ngớt, đủ loại sản phẩm, thậm chí có cả thầy bói toán dạo, người bán dao kéo, bán tạp hóa, bán đồ tế lễ.

Chi tiết đầy kinh ngạc trong bức tranh cổ của triều Tống: Phóng to 100 lần mới thấy rõ mồn một hành động xấu hổ của người đàn ông - Ảnh 4.

Ngoài ra, con đường sẽ không đủ phồn thịnh nếu không có các quán trà, tửu điếm, miếu chùa.

Con người cũng có đủ mọi tầng lớp: Hào môn thế gia, ăn xin ngoài đường, thường dân, kẻ trộm, tăng lữ và đạo sĩ, còn có cả người tàn tật. Xã hội ngoài đời có gì thì trong “Thanh minh thượng hà đồ” sẽ có thứ đó.

3. Chi tiết đầy kinh ngạc 

Mỗi nhân vật xuất hiện trong “Thanh minh thượng hà đồ” đều không giống nhau; thông qua hành động, cách ăn mặc, thần thái có thể phán đoán được thân phận và địa vị của họ.

Ví dụ như một nhân vật dưới gốc cây đa bên sông Biện, sau khi phóng to 100 lần, bạn có nhận ra anh ta đang làm gì không?

Chi tiết đầy kinh ngạc trong bức tranh cổ của triều Tống: Phóng to 100 lần mới thấy rõ mồn một hành động xấu hổ của người đàn ông - Ảnh 5.

Từ hình ảnh phóng to có thể thấy, một người đàn ông nằm ngủ dưới bóng mát cây đa, bên cạnh đặt một rương hành lý. Điều thú vị là, có lẽ vì trời nóng đến mức không thể chịu đựng nổi, người đàn ông này đã cởi chiếc quần ngoài, chỉ còn lại quần trong màu đỏ bắt mắt, nằm ngủ một cách tự nhiên.

Từ nhiều chi tiết có thể phán đoán, người đàn ông này có thể không phải là người Biện Kinh, chỉ đi ngang qua đất thành thị phồn hoa này mà thôi. Vì đi đường mệt mỏi, cũng không kịp tìm nhà nghỉ, lại thêm cái nắng mùa hạ, anh ta quyết định cởi quần nằm ngủ dưới bóng cây đa để hồi lại sức.

(Nguồn: 163)