Chiếc quạt “đơn giản” trong Diên Hi: 1cm lụa có giá 3 chỉ vàng, nhưng biết được quy trình thì bạn sẽ thấy đáng!

Đạt Lê, Theo Helino 20:05 09/08/2018

Hóa ra chiếc quạt không chỉ để phe phẩy mà còn là món đồ cực chất của “Hội Rich Kids” hoàng cung.

Diên Hi Công Lược ngay từ những tập đầu tiên đã được khen ngợi về mảng phục trang. Và mới đây, trang China Daily cho rằng nhà làm phim còn tỉ mỉ đến từng chiếc quạt - một vật dụng được yêu thích của hậu cung ngày xưa, đồng thời chứa đựng nhiều tinh hoa của nghề dệt Tô Châu.

Trong phim, từ hoàng hậu, Cao Quý phi đến các phi tần khác, dường như ai cũng cầm quạt phe phẩy với phong thái khác nhau, giúp phần nào khắc họa nhân vật.

Chiếc quạt “đơn giản” trong Diên Hi: 1cm lụa có giá 3 chỉ vàng, nhưng biết được quy trình thì bạn sẽ thấy đáng! - Ảnh 1.

Mà nhìn chiếc quạt đơn giản thế thôi nhưng là cả bầu trời mồ hôi, công sức của những người làm ra. Những chiếc quạt cầm tay đầu tiên của Trung Quốc đã có cách đây 3.000 năm.

Còn quạt tròn làm bằng lụa thì bắt đầu phổ biến từ thời nhà Tống. Sau này có thêm các biến thể hình xoan, hình hoa hướng dương, hoa mận...

Cán quạt làm từ xương, ngà động vật hoặc bằng tre. Dưới cán có thể có thêm miếng trang trí được khắc tinh xảo, làm bằng ngọc bích.

Nhưng đáng nói nhất vẫn là lớp lụa bao phủ lên. Và bạn nghĩ sao nếu biết rằng, chưa cần thêu thùa gì, người ta đã dệt được lụa với đầy đủ các họa tiết sang chảnh như thế rồi?

Chiếc quạt “đơn giản” trong Diên Hi: 1cm lụa có giá 3 chỉ vàng, nhưng biết được quy trình thì bạn sẽ thấy đáng! - Ảnh 2.

Những hoa văn tuyệt mĩ trên quạt là sự kết hợp giữa dệt và thêu

Cụ thể hơn, phần chính yếu nhất của chiếc quạt được tạo ra bởi 3 công đoạn: vẽ họa tiết, dệt lụa, và cuối cùng là thêu (nếu cần thiết).

Kĩ thuật dệt này được gọi là "Kesi" (緙絲), hiểu nôm na "những sợi chỉ đan kết vào nhau". Dệt Kesi gắn với làng nghề ở vùng hạ lưu sông Dương Tử thuộc thành phố Tô Châu.

Chiếc quạt “đơn giản” trong Diên Hi: 1cm lụa có giá 3 chỉ vàng, nhưng biết được quy trình thì bạn sẽ thấy đáng! - Ảnh 3.

Tô Châu được mệnh danh là kinh đô tơ lụa ở Trung Quốc

Thật ra, làng nghề này không chỉ để tạo ra lụa làm quạt, mà họ còn chế tác triều phục, thảm hay các món đồ trang trí khác. Tuy nhiên, để làm quạt cho hoàng cung Trung Quốc ngày xưa thì không thể tìm đến thứ gì khác ngoài kĩ thuật dệt Kesi.

Nó được ngưỡng mộ vì sự nhẹ nhàng của chất liệu và sự tinh tế, phức tạp trong hoa văn. 

Khác với kĩ thuật dệt sợi ngang liên tiếp trong dệt gấm, ở kĩ thuật Kesi, cứ mỗi một màu sắc khác nhau thì phải dùng cuộn chỉ khác nhau, phải thay đổi con thoi dệt. Điều này tốn rất nhiều thời gian, yếu tố kĩ thuật, sự tỉ mỉ...

Chiếc quạt “đơn giản” trong Diên Hi: 1cm lụa có giá 3 chỉ vàng, nhưng biết được quy trình thì bạn sẽ thấy đáng! - Ảnh 4.

Kỹ thuật dệt Kesi

Tất cả đều làm thủ công. Có khi một ngày chỉ dệt được... 2cm. Tốn hơn một tháng để dệt xong tấm lụa to bằng... chiếc khăn tay. Và những tấm lụa lớn cần 2, 3 để dệt xong!

Đó là lí do ở Trung Hoa ngày xưa, ước tính 1cm vải dệt Kesi có giá đến 3 chỉ vàng. Có thể nói cầm cây quạt trên tay mà như cầm mấy thỏi vàng, chỉ có điều nó... nhẹ hơn thôi!

Những hình ảnh tại Bảo tàng Lụa Tô Châu, mở cửa miễn phí cho du khách

Kĩ thuật dệt Kesi bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Đường , đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Đến cuối thế kỉ 20, sau khi nhà Thanh chấm hết thì kĩ thuật dệt Kesi vốn đã quý nay còn hiếm hơn.

Chiếc quạt “đơn giản” trong Diên Hi: 1cm lụa có giá 3 chỉ vàng, nhưng biết được quy trình thì bạn sẽ thấy đáng! - Ảnh 6.

Bên trong một xưởng dệt lụa ở Tô Châu ngày nay

Ngày nay, nhu cầu dùng quạt cầm tay không còn nhiều, hầu như chỉ xuất hiện thi thoảng ở các loại hình sân khấu, mà giá của lụa Kesi lại quá đắt đỏ...

Những yếu tố này làm cho kĩ thuật dệt Kesi đang có nguy cơ thất truyền. Thật đáng tiếc, vì kĩ thuật truyền thống này đặc biệt đến nỗi nhiều nhà đài Trung Quốc đã mời nghệ nhân lên truyền hình để biểu diễn cách dệt cho khán giả được chiêm ngưỡng.

Ngày nay ở Tô Châu, chưa tới 100 người còn theo nghề dệt Kesi và "tuổi nghề" của họ cũng không thể dài, do họ phải tập trung cao độ, ngồi suốt nhiều giờ liền rất dễ hại mắt, sức khỏe.

Nguồn: China.org, Chinadaily, Morechina