Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như "chảo lửa" ở Sài Gòn

Hữu Nghĩa, Theo Trí Thức Trẻ 07:03 23/02/2018

Chợ Bình Tây, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc chợ Lớn, đây vốn là một trong những ngôi chợ thuộc dạng cổ nhất nhì Sài Gòn được ông Quách Đàm - một người Hoa gốc Triều Châu - bỏ vốn xây cất vào năm 1928. Sau hơn 88 năm tồn tại, hiện nay, chợ Lớn đang trải qua đợt đại trùng tu lớn nhất.

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Dự án "Nâng cấp sửa chữa toàn diện chợ Bình Tây" có tổng kinh phí đầu tư khoảng 120 tỉ đồng, trong đó, nâng cấp chợ Bình Tây là 105 tỉ đồng và xây dựng chợ tạm là 15,1 tỉ đồng. Được khởi công từ tháng 11/2016. Ảnh chợ Bình Tây nhìn từ bên ngoài hàng rào công trường.

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Khu chợ tạm được xây dựng phía đối diện, trên đường Tháp Mười.

Trong quá trình trùng tu xây dựng, hơn 1000 hộ kinh doanh ở chợ Bình Tây đã được chuyển sang chuỗi chợ tạm được dựng trên nửa phần đường Tháp Mười. Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã phân luồng và kết hợp với nhiều biện pháp điều tiết giao thông cho khu vực này. Tuy nhiên, do nằm giữa chợ Lớn và bến xe Miền Tây nên đây là tuyến đường có mật độ xe lưu thông rất cao, thường xuyên xảy ra kẹt xe vào các khung giờ cao điểm.

Đoàn người nối nhau trong cái nắng oi ả về chiều của Sài Gòn. Những khuôn mặt bất lực không dám lơi một giây hòng thoát khỏi "chảo lửa" chợ Lớn, ai cũng ánh lên vẻ mệt mỏi.

Người đi bộ vất vả chen chúc giữa dòng người như vô tận.

3 giờ 30 chiều, dưới ánh nắng chói chang, nóng như đổ lửa, từng đoàn người nhích từng chút hòng thoát khỏi đoạn nút thắt cổ chai dọc đường Tháp Mười trước chợ Bình Tây. Sức nóng từ những tấm tôn ốp dọc theo chợ tạm hắt ra cộng hưởng với khói xe máy, ô tô. Tất cả như thách thức sức chịu đựng của người đi đường. Việc sang đường tại thời điểm này là một thách thức không hề dễ dàng cho bất cứ ai.

Hàng hóa thuường xuyên được chuyển từ bên này sang bên kia đường.

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Cảnh người chen chúc dường như diễn ra hằng ngày tại đây.

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Người đi bộ leo lên dải phân cách mới có thể di chuyển bên hông chợ tạm.

Bất chấp dòng người tranh nhau từng chút diện tích mặt đường, đội bốc vác vẫn liên tục băng đường vận chuyển những thùng hàng to quá khổ người. Dù biết điều đó là nguy hiểm nhưng các phu bốc vác ở chợ Lớn vẫn làm việc không ngừng nghỉ. Khi mà xe máy liên tục bắt buộc phải dừng lại nhường đường, thì tình hình kẹt xe trở nên trầm trọng hơn ngay đoạn hẹp nhất của đường Tháp Mười.

Khu chợ tạm nằm dọc theo đường Tháp Mười và đường Nguyễn Hữu Thân chứa hơn 1000 sạp hàng bên trong

Người dân đi mua hàng di chuyển khó khăn vì lối đi nhỏ hẹp.

Chợ Bình Tây nép mình trong lớp hàng rào xanh chờ ngày được hồi sinh. Bên phía đối diện, chủ nhân của những sạp hàng trong chợ vẫn tiếp tục công việc buôn bán hằng ngày của mình trong gian chợ tạm, nhỏ hơn và nóng bức hơn, ai cũng mong mỏi ngày hoàn thành chợ để ổn định công việc buôn bán. Được xây dựng với kinh phí khoảng 15,1 tỷ đồng, chợ Bình Tây tạm chứa hơn 1000 gian hàng san sát nhau. Việc đi lại bên trong khu chợ chật chội sẽ làm chùn bước nhiều du khách tham quan, nhất là nếu không có nhu cầu mua hàng thực sự.

Mỗi sạp hàng ở đây có diện tích chỉ vài mét vuông, theo một số chủ sạp thì "chỉ đủ chưng hàng".

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 10.

Người dân tận dụng lề đường buôn bán phía sau chợ tạm, tạo nên cảnh tấp nập bên trong.

Một số người dân ngại gửi xe nên chạy luôn vào khu vực này…

… khiến cảnh ùn tắc thường xuyên diễn ra.

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Diện tích nhỏ và lượng người ra vào đông khiến nguy cơ cháy cao, nên luật cấm thuốc lá tại đây được áp dụng triệt để.

Chợ Bình Tây hiện tại có hơn 2.300 sạp trong đó 1446 sạp nằm trong nhà lồng chợ. 912 sạp còn lại nằm xung quanh chợ thuộc đường Lê Tấn Kế, Phan Văn Khoẻ hiện vẫn hoạt động bình thường bên cạnh dự án.

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 15.

Một cặp đôi du khách nhăn mặt với cái nóng và khói bụi xung quanh chợ Bình Tây…

Chợ Lớn đóng cửa trùng tu, tiểu thương vật vã ở chợ tạm dưới cái nóng như chảo lửa ở Sài Gòn - Ảnh 16.

Nhưng cũng có những người thấy thú vị với sự nhộn nhịp của chợ truyền thống Việt Nam. Là một trong những công trình kiến trúc cổ mang tính văn hóa, lịch sử cao, đồng thời cũng là chợ đầu mối lớn của Sài Gòn, chợ Bình Tây đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.

Dù dự án trùng tu toàn diện chợ Bình Tây được dự kiến kéo dài chỉ trong 365 ngày (11/2016 – 11/2017). Đến nay, dù đã hơn 1 năm trôi qua, đa số các tiểu thương vẫn chưa được thông báo ngày hoàn thành chợ để ổn định sạp hàng của mình. Hy vọng về một ngôi chợ mới để đón Tết này vẫn còn xa vời với bà con tiểu thương chợ Bình Tây.