Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa?

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 15/05/2017

Ngày nay, câu chuyện đến trường tưởng như đơn giản bình thường, chỉ là cha mẹ đón đưa nhưng với các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa thì đó là cả một hành trình sinh tử.

Đường đến trường còn lắm gian nan

Vẫn còn nhiều nơi trên đất nước, việc phổ cập tri thức đến người dân nghèo đã rất khó nhưng việc tiếp cận được sách vở, trường lớp của các em nhỏ thì lại càng khó khăn hơn. Câu chuyện đó không chỉ dừng lại ở cái ăn, cái mặc mà cả trên con đường đến trường. Với các em, được cắp sách như bao bạn bè cùng trang lứa là ước mơ và khát khao. Nhưng để thực hiện được nó, hàng ngày các em phải neo mình trên những sợi dây cáp mỏng manh, những con thuyền tròng trành hay chui mình vào những chiếc bọc ni-lông để được kéo qua sông…

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 1.

Tại khúc suối giáp hai làng Mook Tre và Mook Trang (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai), học sinh không dám đi học vì muốn đến trường phải đu dây bằng chiếc "sàn" sắt nối ròng rọc móc qua sợi dây cáp để băng qua con suối dữ.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 2.

Hàng trăm học sinh xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) hàng ngày phải đu dây kéo bè, ghe vượt sông sâu nước xiết đến trường trong điều kiện hiểm nguy rình rập.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 3.

Học sinh bon Đắk R'moan (xã Đắk R'moan, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông) chông chênh "cưỡi" bè vượt hồ thủy điện Đắk R'tíh để đến trường mỗi ngày.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 4.

Hàng ngày, các em học sinh bản Cu Pua (huyện Đakrông, Quảng Trị) phải bất chấp nguy hiểm, dò dẫm, đu bám từng bước đi trên chiếc cầu tự chế bằng sợi dây cáp để vượt qua dòng sông chảy xiết trong mùa mưa lũ đến trường mà ít khi có người lớn đi cùng.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 5.

Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 6.

Cả ngàn học sinh tại xã nghèo Bình Giang (Kiên Giang) phải đánh cược số phận của mình trên những chiếc xuồng mong manh, tự chèo lái qua kênh Tám Ngàn nếu muốn đến trường.

Gian nan và vất vả là thế nhưng ánh mắt các em vẫn ánh lên niềm khát khao tới lớp, để được học những con chữ mới mỗi ngày, mặc cho phải thức dậy từ sớm mờ sương hay những hôm mưa to, nước lũ chảy xiết cuốn trôi hết sách vở và thậm chí… cuốn trôi luôn cả thân em. Con đường đi học tưởng như giản đơn, nhưng đó lại có thể là chuyến đi mãi chẳng về của những trẻ em còn tuổi học tuổi chơi, mắt còn rạng ngời, tương lai còn dài rộng.

Và ước mơ về một cây cầu

“Chúng em chỉ mong con đường đến trường của mình dễ dàng hơn để có thể tiếp tục theo đuổi cái chữ” – em Nguyễn Mạnh Cường, học sinh lớp 6 trường THCS Thuận Tiến (huyện Hòn Đất, Kiên Giang) nói về ước mơ của mình sau một lần suýt chết khi đi học của em.

Đó không chỉ là ước mơ của riêng Cường, mà còn là niềm mong mỏi bấy lâu nay của hàng ngàn học sinh, phụ huynh và người dân ở xã nghèo Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Nơi đây được xem là “ốc đảo” bởi toàn tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối liền từ An Giang đến Kiên Giang dài 12km chỉ toàn bao quanh bởi kênh rạch, mà không có một cây cầu nào nối liền hai địa phương. Thực trạng này đã kéo dài suốt hàng chục năm nay ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi sinh hoạt và đời sống của người dân nơi đây.

Đặc biệt là các em học sinh, khi ngày ngày muốn đến trường học, chỉ có cách duy nhất là cược tính mạng mình để “chở chữ” vượt sông trên chiếc xuồng, chiếc ghe chông chênh, chòng chành. Hoặc là tự đi, hoặc là cha mẹ đi cùng đón đưa, nhưng cũng không tránh khỏi nguy hiểm bởi đây là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Kiên Giang đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên có rất nhiều ghe, tàu, xà lan vận chuyển hàng hóa giao thương chạy liên tục ngày đêm.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 7.

Để ước mơ có cây cầu bắc qua sông không chỉ còn là niềm mơ ước.

Ước mơ về một cây cầu để các em đến trường vẫn luôn là khát khao của mỗi em, nó tưởng chừng như là một điều xa xỉ. Ước mơ đó, các em chỉ dám vẽ bằng bút màu trên những trang vở hay những câu nói động viên an ủi cho nhau khi mỗi ngày tới trường.

Để biến ước mơ ấy thành hiện thực, để con đường đến trường của các em bớt chông gai hơn, thuốc nhỏ mắt OSLA cùng CLB bóng đá HAGL đã quyết tâm thực hiện chương trình “Cùng OSLA hướng về nhịp cầu đến trường” và khởi công xây dựng cây cầu đầu tiên nối liền 2 xã Bình Giang và Bình Sơn. Thuốc nhỏ mắt OSLA hy vọng rằng những chiếc cầu sẽ giúp các em có thêm động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, tiếp tục chinh phục con đường tri thức của mình.

Chuyện đến trường: Có đơn giản như câu chuyện mẹ đón, cha đưa? - Ảnh 8.

Xem thêm clip về hành trình qua sông đầy hiểm nguy của các em: 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày