Ở Hàn Quốc, bạn sẽ không bao giờ phải đi ăn một mình.
Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 1.

Có lẽ hiếm có quốc gia nào lại dành cho ẩm thực một vị trí đặc biệt như Hàn Quốc. Chẳng cần phải là một mọt phim chính hiệu, chỉ cần xem một bộ phim bất kỳ từ xứ sở kim chi, bạn cũng có thể cảm nhận sức sống mạnh mẽ của ẩm thực xứ Hàn trong mọi phương diện của đời sống. Từ Dea Chang Keum thời Chosun, Lời hồi đáp của những năm 94 hay Let’s Eat của thời hiện đại, ẩm thực vẫn luôn là linh hồn dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 2.

Cũng như người Việt, người Hàn là một dân tộc đề cao tính cộng đồng, điều đó biểu hiện rõ ràng nhất qua bữa ăn. Nhớ những ngày đầu trong Lời hồi đáp 1994, mẹ Il Hwa – với biệt tài nấu nướng luôn "quá tay" trứ danh, đã kéo 7 đứa trẻ tưởng như xa lạ lại bằng những bữa cơm gia đình. Không có những bữa ăn đầu tiên ấy, sẽ không có đám trẻ cháy hết mình trong cuộc sống đại học, cũng không có những đêm dài ôn kỷ niệm, lại càng không có đám bạn thâm niên 20 năm có lẻ bên đời.

Ở Hàn Quốc, cả trong phim lẫn đời thực, bạn sẽ không bao giờ phải đi ăn một mình!  

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 3.

Là một trong bốn con rồng châu Á, Hàn Quốc đang dẫn đầu tốc độ phát triển so với các nước trong khu vực. Đồng nghĩa với điều ấy là nếp sống thay đổi, người ta bị cuốn vào công việc nhiều hơn, áp lực hơn và ít khi chia sẻ với nhau hơn. Bức tranh có phần khốc liệt ấy khiến người Hàn nhận thức rõ hơn bao giờ hết giá trị của sự sẻ chia trong đời thực – tiêu biểu là bữa ăn sum vầy.

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 4.

Trước hết, bàn ăn luôn được bài trí với vỉ nướng hoặc nồi lẩu ở chính ở giữa, các món phụ đặt xung quanh. Số lượng món phụ được người nấu tùy chỉnh, nhưng thường tăng theo quy tắc 6 món vào bữa sáng, 12 món cho bữa trưa và lên đến 20 món cho bữa tối. Người Hàn chuộng những món ăn rực rỡ, bắt mắt và phối màu hài hòa, đan xen sắc xanh của rau, của rong biển, vị nâu đậm của thịt, màu đỏ vàng điểm xuyết của kim chi và trứng. "Con sẽ ăn thật ngon ạ" được tính là lời cảm ơn, và những âm thanh sụp soạt, hít hà thật to sẽ là sự tri ân chân thành nhất đối với người nấu.

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 5.

Trong những bữa ăn đông người, nét văn hoá sum vầy của Hàn Quốc càng được khắc hoạ rõ nét. Không ai tự nướng thịt cho bản thân, họ sẽ nướng cho người đối diện, cho tiền bối, cho người mình thương trước tiên. Từng miếng thịt được nướng cẩn thận và được lật chỉ một lần duy nhất – người Hàn quan niệm đó là yếu tố tối quan trọng để giữ độ ngon của miếng thịt, vừa chín tới nhưng lại mềm và có độ ẩm nhất định. Có lẽ chính vì thế mà món ăn tuy không quá cầu kì nhưng lại có cảm giác thơm ngon hơn nhờ được chế biến từ bàn tay của người ta thương quý. Mỗi miếng thịt đều được chuẩn bị với sự trân trọng, và sự hiểu biết của người chủ bữa ăn.Bạn sẽ thấy bàn tay của người mẹ, hay những người "ajuma" trong gia đình thoăn thoắt cắt thịt – loại này cần cắt miếng dày nhưng vừa miệng, loại kia lại cần thái thật mỏng, mỗi miếng đủ nạc, đủ mỡ mới đúng điệu. Có lẽ chính vì thế mà món ăn tuy không quá cầu kì nhưng lại có cảm giác thơm ngon hơn nhờ được chế biến từ bàn tay của người ta thương quý.

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 6.

Đặc sản của văn hóa Hàn là tính thứ bậc.  Chưa ở đâu quan hệ trên – dưới, tiền bối – hậu bối lại được đề cao như ở xứ củ sâm. Nếu bạn đi ăn cùng đồng nghiệp, phần lớn cấp trên hoặc người lớn tuổi nhất sẽ chịu trách nhiệm trả tiền cho bạn. Khác với nhận định "phô trương", "sĩ diện" của người ngoài, thực hành văn hóa này xuất phát từ quan niệm 정 (Jeong), nghĩa là người lớn có nghĩa vụ chăm sóc cho những người nhỏ tuổi hơn mình.  Đó là cảm giác được che chở, được chịu trách nhiệm, thể hiện quan tâm của bản thân với người khác.  정 sẽ không tồn tại khi người ta đứng ngoài một gia đình, một tập thể. 정 chỉ xuất hiện khi một cá nhân thấy mình thuộc về, gắn kết với những người họ thương.

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 7.

Trong Reply 1994 có cảnh đám sinh viên năm nhất Sam Chun Po, Hae Tae, Na Jung, Bing Grae, Joon Jin đi picnic cùng khóa trên. Chỉ sau một đêm ăn uống đã đời, chúng hòa nhập nhanh chóng chưa từng thấy! Ở đây, với nhóm nhỏ của cô gái Masan Na Jung, người tí hon Joon Jin, anh nhà quê Sam Chun Po và công tử vận tải Hae Tae, bữa ăn tập trung tuy không phải cao lương mỹ vị, nhưng đã khẳng định họ không còn là "người thiểu số" nữa. Họ đã thuộc về một cộng đồng. Vậy nên hãy tin tôi khi tôi nói rằng, mọi thương hiệu đang muốn kinh doanh ẩm thực Hàn Quốc đều là những thương hiệu "liều mạng". Họ không chỉ cần chuẩn bị những món ăn thật ngon, mà quan trọng hơn, họ phải mang tới được giá trị lớn nhất của một bữa ăn Hàn Quốc – đó là cảm giác của sự "thuộc về". Làm sao để đủ chân thành như tinh thần sum vầy vốn có nhưng cũng phải gói tròn các tầng hương vị của món ăn là điều không dễ, nhưng chắc chắn luôn cần hiện hữu như cách người Hàn đã tâm niệm.


Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 8.
Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 9.
Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 10.

Văn hoá của Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng đến lạ, và điểm rõ nét nhất, có lẽ là văn hoá sum vầy ở mọi sự kiện lớn nhỏ trong đời sống. Chẳng cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn ngay từ mùa World Cup vừa qua với chiến thắng đầy vang dội của đội tuyển Pháp là đủ. Người Hàn thường ví xem một trận bóng cũng giống như thưởng thức một bữa nướng vậy. Cảm xúc đến với ta bởi sự hồi hộp, hưng phấn chờ đợi tiếng còi khai cuộc vang lên cũng như sự kỳ vọng về một bữa ngon khi chọn từng vị sốt, ướp từng miếng thịt hảo hạng. Từng trận đấu vòng loại cho ta bao hy vọng về đội bóng mình yêu đạt tới đỉnh vinh quang, cũng giống như cảm xúc khi chờ đợi một miếng thịt thơm ngon được đặt trên vỉ nướng.

img
img
img
img

Khoảnh khắc rung lưới của bàn thắng quyết định được tạo nên bởi biết bao chiến thuật và thử thách có lẽ cũng sánh ngang với cảm giác tận hưởng một miếng ngon sau những tẩm ướp trọn vẹn. Một thứ là môn thể thao vua, một thứ là thành tố cơ bản của đời sống. Hai thứ tưởng chừng chẳng liên quan đến nhau, hoá ra lại gặp gỡ ở giao điểm mang tên cảm xúc.  

img
img
img
img

Cũng như Hàn Quốc, văn hóa của người Việt đề cao giá trị gia đình và vai trò của bữa ăn, thể hiện rõ qua mâm cơm gia đình thông thường, ngày đặc biệt như lễ Tết hay tân gia, đầy tháng. Lai rai, sôi nổi là những tính từ thường thấy trong bữa ăn đông người, và khi đã "ngán" những hương vị truyền thống thông thường, thì thịt nướng Hàn Quốc là lựa chọn tuyệt vời hơn cả. Không nói quá khi ta khẳng định rằng, một bữa ngon có sức mạnh kết nối mọi người lại với nhau. Và đã từ lâu, trong lòng nhiều thế hệ, một bữa ăn ngon đồng nghĩa với một bữa nướng đúng điệu.

img
img
img

Với cách bài trí vỉ nướng ở giữa, kim chi, thịt bò thượng hạng, kê nhíp muối, sườn bò, rau xanh bày biện đan xen sẽ khiến người ta không thể rời mắt, và mùi thơm từ nước sốt chắc chắn sẽ khiến mọi trái tim dù có xa cách đến đâu cũng không thể chối từ. Đâu đó ta thấy hương dầu mè dịu ngọt, sốt BBQ nóng bỏng, vị thịt ngấm sốt đậm đà nơi đầu lưỡi. Không gian trải nghiệm món ăn chẳng hề cầu kì, chỉ là những bàn gỗ truyền thống Hàn Quốc, những mái ngói như đưa ta về với làng cổ Bukchon, nơi những bà mẹ Hàn Quốc thực sự đang chuẩn bị từng miếng thịt ngon, từng bát panchan đầy ắp cho những đứa con của mình. Đã ăn món Hàn, tất nhiên sẽ cần thưởng thức bằng một tinh thần Hàn Quốc thật đúng điệu chứ, nhỉ?  

Có một cảm xúc khó gọi tên từ ẩm thực xứ Hàn: Vị ngọt của sự sum vầy giữa bộn bề cuộc sống - Ảnh 14.

Một bữa nướng ngon tại GoGi House có thực sự nhiệm màu như tôi đang kể hay không? Xin mượn lời Keith Ferrazi để khép lại câu chuyện này: "Khi cảm thấy khó khăn để bắt đầu một mối quan hệ, hãy cậy nhờ những người có thể trở thành người kết nối trong mạng lưới của bạn và đừng bao giờ đi ăn một mình. Ẩm thực là một cách tuyệt vời để đi vào câu chuyện và các bữa ăn là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn hâm nóng hay đặt nền móng cho một mối quan hệ mới".

ABC
Cuongtrinh_ 
Theo Trí Thức Trẻ