Cứ nhìn thấy mụn là muốn nặn - hội chứng bệnh lạ chứ không phải sở thích thông thường

Ken, Theo Trí Thức Trẻ 13:08 29/04/2017

Theo các chuyên gia, những người mắc hội chứng này không chỉ thích nặn mụn cho mình mà cho cả những người xung quanh.

Mụn luôn là nỗi lo muôn thuở không phải của chị em phụ nữ mà còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với đấng mày râu.

Rất nhiều pha nặn mụn ghê "muốn xỉu" đã được ghi lại, đem đến cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về độ khủng khiếp của mụn.

Nhưng rồi, khi phát hiện thấy chiếc mụn nào, bạn sẽ bị cám dỗ - muốn ngay lập tức nắn, sờ để loại bỏ chúng ngay lập tức. 

Tuy nhiên bạn hay biết rằng, nhiều người không chỉ "buồn tay" nặn mụn không mà còn nâng tầm lên thành sở thích? Và không chỉ nặn mụn cho mình mà họ còn "đè" người thân, bạn bè xung quanh để thỏa mãn sở thích nặn mụn của mình. 

Thích nặn mụn - sở thích hay hội chứng bệnh lạ?

Theo các chuyên gia, những người có sở thích đặc biệt nặn mụn này có thể mắc chứng rối loạn làm tổn thương da Excoriation disorder (hay còn gọi là Skin Picking).

Theo đó, họ thường tự làm tổn thương da bằng cách cậy mụn, tự nặn mụn hay cấu véo mạnh ở những vùng da trên cơ thể như mặt, tay, lưng... 

Cứ nhìn thấy mụn là muốn nặn - hội chứng bệnh lạ chứ không phải sở thích thông thường - Ảnh 1.

Chứng rối loạn này cũng đi kèm với 1 số biểu hiện tâm lý khác như lo lắng, chán chường và sau khi nặn xong được 1 cái mụn, người bệnh sẽ cảm thấy cực sung sướng, thoải mái. 

Nguyên nhân của hội chứng bệnh này theo giới chuyên gia là do các yếu tố tác động như gene, yếu tố sinh học và môi trường sống. Nhưng đôi khi nó là sự kết hợp của cả 3 yếu tố trên.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa được các chuyên gia chỉ ra, đó là chứng rối loạn này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, khi những thay đổi trên cơ thể như mụn trứng cá xuất hiện quá nhiều. 

Cứ nhìn thấy mụn là muốn nặn - hội chứng bệnh lạ chứ không phải sở thích thông thường - Ảnh 2.

Người bệnh thường muốn mụn lặn thật nhanh nên thường cố sức nặn mụn nhằm đẩy nhanh quá trình đó, dần hình thành thói quen cứ thấy mụn là nặn cho bằng sạch. 

Và rồi không chỉ nặn cho mình, họ sẽ lao đến như tia chớp để cố công nặn mụn cho người thân nữa với quan niệm "không để chúng nó thoát", bất chấp nó đang ngự trị trên mặt, lưng, hay tay...

Hội chứng này liệu có nguy hiểm?

Theo các chuyên gia, hội chứng này không quá nguy hiểm nhưng đôi khi lại khiến bạn trở nên "xấu xí" hơn.

Vì thế, việc "sợ xấu" đôi khi lại là động lực khiến bạn có thể điều chỉnh tâm lý, nhân thức để không "cào cấu" mình nữa.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tự nặn mụn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng "tam giác chết" trên mặt. Dù trong bé nhỏ nhưng mụn lại chứa đầy dầu, vi khuẩn và chất viêm nhiễm. 

Cứ nhìn thấy mụn là muốn nặn - hội chứng bệnh lạ chứ không phải sở thích thông thường - Ảnh 3.

Nặn mụn không đúng cách, cứ thích là nặn khiến bạn đã "xấu" còn thêm "xí".

Hành động bạn nặn mụn có thể khiến chất bẩn trong mụn đẩy sâu vào vùng da xung quanh, làm cho tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đôi khi, hành động này có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt khiến vùng da quanh mụn thâm, viêm tấy, để lại sẹo rỗ - rất mất thẩm mĩ. 

Do đó, việc bạn thấy mụn mà cứ táy máy nặn không tốt chút nào, chưa kể tay bạn không sạch, có thể khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn. 

Bên cạnh ra, việc luyện tập để thay đổi thói quen cũng có tác dụng lớn. Khi cảm thấy "ngứa tay" muốn nặn mụn, bạn có thể lựa chọn việc ngồi tỉ mẩn đan móc, hay chơi xếp hình... để khiến đôi tay bận rộn hơn. 

Cứ nhìn thấy mụn là muốn nặn - hội chứng bệnh lạ chứ không phải sở thích thông thường - Ảnh 4.

Việc để tay nhàn rỗi, xong cào cấu tự làm tổn thương chính mình hoàn toàn không nên chút nào.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm soát tác nhân gây kích thích (Stimulus Control). Nói đơn giản, hãy thay đổi môi trường xung quanh để sao cho bạn ít có khả năng phát hiện đối tượng và làm tổn thương mình nhất. 

Ví dụ như ăn nhiều rau, hoa quả, bổ sung kẽm, dùng sản phẩm trị mụn đặc hiệu... để mụn nhanh biến mất thay vì cứ chăm chăm đứng trước gương, sờ nắn chiếc mụn và rồi nặn chúng. Đi găng tay như 1 lời nhắc nhở không được "cào cấu" bản thân cũng là một ý kiến không tồi đâu.

Nguồn: Pschylogy, Ocdla, ElementsBehavior alhealh