Cún cưng của Cao Quý phi từng phá banh hoàng cung trong “Diên Hi”, nhưng số phận chó hoàng gia có đúng là đẹp như phim?

Đạt Lê, Theo Helino 20:08 08/08/2018

Chó mèo ngày nay được các “sen” hầu hạ như “hoàng thượng”. Còn chó của hoàng thượng ngày xưa thì sao?

Nghe nói trong các tập sắp tới của "Diên Hi Công Lược", Cao Quý phi cũng sắp "xả vai, nghỉ khỏe", nối bước ra đi theo cún cưng một thời của mình là Tuyết Cầu.

Cún cưng của Cao Quý phi từng phá banh hoàng cung trong “Diên Hi”, nhưng số phận chó hoàng gia có đúng là đẹp như phim? - Ảnh 1.

Bộ trang phục và ái khuyển đi vào hàng kinh điển của Cao Quý phi

Điều này quả là đáng tiếc nhưng dù sao, cả quý phi lẫn ái khuyển đều kịp quậy tung hoàng cung, chiếm hết spotlight suốt mấy tập liền rồi.

Cơ mà bạn có thắc mắc rằng ở Tử Cấm Thành ngày xưa có đúng là được phép nuôi chó mèo hay không? Và số phận của chúng ra sao?

Những bức họa xưa cũ nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh sẽ hé lộ cho chúng ta phần nào.

Cún cưng của Cao Quý phi từng phá banh hoàng cung trong “Diên Hi”, nhưng số phận chó hoàng gia có đúng là đẹp như phim? - Ảnh 2.

Bức "Chó săn" được vẽ vào thời nhà Tống (960 - 1279)

Từ thời nhà Minh, hoàng cung Trung Quốc đã nuôi những giống chó nổi tiếng như chó ngao tai cụp từ Ba Tư và phương Tây, được dùng làm cống phẩm cho triều đình.

Chó mèo chơi đùa trong những bức vẽ thời nhà Minh (1368 - 1644)

Theo ghi chép, chó trong hoàng cung được ăn sung mặc sướng, so với nguyên mẫu ngoài đời thì Tuyết Cẩu trong "Diên Hi Công Lược" thật không đáng tuổi gì.

Đặc biệt phải kể đến ái khuyển có tên "Đại Cát", được nuôi vào thời vua Quang Tự (1875 - 1908). Không rõ giống chó cũng như giới tính của Đại Cát, chỉ biết là nó cũng to lớn y như cái tên, thân dài hơn 1m.

Phục trang "không phải dạng vừa" của Đại Cát thời vua Quang Tự

Nó còn được may cho một chiếc áo riêng, ghi tên mình trên lớp vải lót, che kín từ mũi đến đuôi. Áo làm bằng chất liệu lụa hảo hạng và thêu hình hoa mẫu đơn bắt mắt.

Đại Cát và những chú chó (may mắn không kém) khác sống an nhàn trong hoàng cung, mỗi con đều có nơi ăn chốn ngủ riêng. Chúng hết nằm trên nền nhà cẩm thạch rồi lại gác đầu lên gối bằng lụa. Tất cả vật dụng đều có đội thái giám riêng lo liệu.

Em cún này được vẽ bởi họa sĩ Ren Yu thời nhà Thanh và cứ như hiện thân truyền kiếp của Tuyết Cầu ấy

Cũng giống như sự ưu ái của Cao Quý phi dành cho Tuyết Cầu thì các vị phi tần ngày xưa cũng rất thích dắt cún cưng đi dạo hay... sửa soạn quần áo cho chúng. Mỗi năm có hàng tá chú chó quý tộc được phép tiến cung.

Chó ngày xưa thượng lên cây hoa thì đi vào tranh vẽ, Tuyết Cầu mới ngồi ké cây vải tý đã làm căng...

Bên cạnh những giống chó lớn được đề cập ở trên, Tử Cấm Thành còn hết sức ưa chuộng 2 giống chó có nguồn gốc từ Trung Quốc - chính là chó pug và chó Bắc Kinh.

Cún cưng của Cao Quý phi từng phá banh hoàng cung trong “Diên Hi”, nhưng số phận chó hoàng gia có đúng là đẹp như phim? - Ảnh 7.

Chó Bắc Kinh

Chó Bắc Kinh hay còn gọi là chó sư tử, phúc cẩu, chó sư tử cung đình... rất được coi trọng. Chúng được xem là vật thiêng liêng, bắt nguồn từ truyền thuyết sư tử đá Trung Quốc với khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ.

Ngày xưa, bắt trộm chó trong hoàng cung sẽ cầm chắc việc bị hành hình. Còn bình thường, những người không thuộc hoàng thân quốc thích còn phải cúi chào chúng nữa.

Tuy vậy, khi hoàng đế băng hà thì nhiều chú chó của hoàng gia cũng bị kết liễu, để chúng có thể tiếp tục bảo vệ thánh giá ở thế giới bên kia.

Cún cưng của Cao Quý phi từng phá banh hoàng cung trong “Diên Hi”, nhưng số phận chó hoàng gia có đúng là đẹp như phim? - Ảnh 8.

Một phi tần bên cún cưng vào thời nhà Thanh

Một thời lừng lẫy là thế nhưng những chú chó hoàng gia cũng không thể mãi trường tồn. Đến cuối thế kỉ 20, trong sự sụp đổ của triều Thanh thì chó Bắc Kinh và nhiều giống khác đã bị chia cắt, tạm biệt cuộc sống vương giả ngày nào.

Những chú chó ấy, phần bị giết để khỏi "lọt vào tay giặc ngoại xâm", số khác được đưa ra bên ngoài, khiến các giống chó bắt nguồn từ Trung Quốc được mang đến nhiều quốc gia khác và trở nên phổ biến.

Còn Tuyết Cầu trong Diên Hi Công Lược dù hài hước, đáng yêu nhưng đến nay vẫn chưa được xuất hiện lại.

Lẽ nào cũng "chìm" theo mối lương duyên Anh Lạc - Phó Hằng luôn rồi ư? Bạn nghĩ sao về chuyện này, nếu có cao kiến gì thì để lại bình luận bên dưới nhé.

Nguồn: China culture, Live science