Chuyện tình của những cặp đôi trí thức nổi tiếng (P2)

Nuage, Theo 00:00 07/02/2013

Tình yêu và đời sống hôn nhân của những bậc trí thức nổi tiếng luôn là đề tài được nhiều người quan tâm từ thế kỷ này qua thế kỷ khác.

Georgia O'Keeffe (1887 – 1986) và Alfred Stieglitz (1864 – 1946)

Chuyện tình của những cặp đôi trí thức nổi tiếng (P2) 1
Tình yêu mà Alfred Stieglitz dành cho Georgia O'Keeffe sâu sắc đến mức cô trở thành nàng thơ trong giai đoạn sáng tác sung mãn nhất của ông

Khi Alfred Stieglitz, nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật thị giác ở Mỹ gặp Georgia O'Keeffe lần đầu vào năm 1916, ông đã bị nhan sắc và tài năng của họa sĩ này thu phục hoàn toàn. Họ bắt đầu trao đổi thư từ trong suốt một thời gian dài và cố gắng gặp nhau bất cứ lúc nào có thể. Alfred Stieglitz chụp những bức ảnh khỏa thân của Georgia O'Keeffe. Bị vợ phát hiện, Alfred Stieglitz đưa Georgia O'Keeffe đến một nơi khác và sống chung với nhau. Lúc bấy giờ, mối quan hệ giữa họ vẫn hoàn toàn trong sáng. Sex chỉ đến sau đó vài tuần và họ rơi vào đam mê của một tình yêu mãnh liệt. Họ đã tạo điều kiện để mỗi người có thể phát triển sự nghiệp riêng bằng những chuyến đi riêng rẽ.

Tình yêu Alfred Stieglitz dành cho Georgia O'Keeffe sâu sắc đến mức cô trở thành nàng thơ trong giai đoạn sáng tác sung mãn nhất của ông. Ông chụp ảnh người tình ở mọi góc độ, từng chi tiết nhỏ nhất. Phải mất đến sáu năm để Alfred Stieglitz giải quyết thủ tục ly hôn với vợ cũ. Cuối cùng, họ tổ chức hôn lễ để hợp pháp mối quan hệ và an ủi cô con gái đang bị trọng bệnh. Tuy nhiên, sau đó, hai người vẫn theo đuổi những dự án riêng của mình.

Martin Heidegger (1889 – 1976) và Hannah Arendt (1906 – 1975)

Chuyện tình của những cặp đôi trí thức nổi tiếng (P2) 2
  Mối tình giữa một nhà triết học thừa nhận tư tưởng Đức quốc xã và một nhà lý luận chính trị người Do Thái vẫn để lại nhiều nghi hoặc

Tình yêu giữa Martin Heidegger, một nhà triết học, người đã thừa nhận tư tưởng Đức quốc xã và Hannah Arendt, một nhà lý luận chính trị người Do Thái, cũng là học trò của anh - đã làm dấy lên nghi hoặc về sự lạm dụng tình cảm vì mục đích chính trị. Chính vì mối quan hệ lãng mạn và bão tố này, Hannah Arendt đã bị chỉ trích khi Martin Heidegger, với tư cách là hiệu trưởng của Đại học Freiburg đã ra mặt hỗ trợ Đức Quốc xã. Chính hành động này đã khiến Hannah Arendt rời bỏ người tình và sau đó, kết hôn với Anders Günther, một nhà triết học người Do Thái.

Cả Martin Heidegger và Hannah Arendt sau này đều nổi tiếng trong lĩnh vực mà mình theo đuổi và được công nhận về những đóng góp văn hóa và triết học cho nhân loại. Tuy nhiên, ngọn nguồn mối tình của hai nhân vật đứng về phía hai đầu chiến tuyến vẫn là một câu hỏi lớn cho tới ngày nay.

Beatrice Webb (1858 – 1943) và Sidney Webb (1859 – 1947)

Chuyện tình của những cặp đôi trí thức nổi tiếng (P2) 3
Nhận ra tài năng của Sidney Webb, Beatrice Webb đã dùng của hồi môn của mình để chồng từ bỏ công việc văn phòng mà chuyên tâm nghiên cứu

Là những nhà xã hội học, nhà cải cách kinh tế nổi tiếng của nước Anh, cuộc hôn nhân của Beatrice Webb và Sidney Webb được ca ngợi bởi sự hy sinh và nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, công việc. Cùng là thành viên của Fabian Society, một tổ chức xã hội chủ nghĩa Anh, nhận ra tài năng của Sidney Webb, Beatrice Webb đã dùng của hồi môn của mình để chồng từ bỏ công việc văn phòng mà chuyên tâm nghiên cứu. Cả hai là những nhà sáng lập London School of Economics and Political Science (Trường kinh tế và khoa học chính trị London).

Sau khi Beatrice Webb qua đời vào năm 1943, chiếc quan tài chứa tro của bà đã được chôn trong vườn nhà Sidney Webb. Năm 1947, tro cốt của Sidney Webb cũng được chôn cất cạnh vợ.

Mary Leakey (1913 – 1996) và Louis Leakey (1903 – 1972)

Chuyện tình của những cặp đôi trí thức nổi tiếng (P2) 4
Mặc dù đã kết hôn, Louis Leakey vẫn có những cuộc tình khác, còn Mary Leakey, hút thuốc rất nhiều, ăn mặc một cách kỳ quái và say mê với công việc khảo cổ

Chung niềm đam mê với công việc khảo cổ, giữa Mary Leakey và Louis Leakey cũng nhanh chóng nảy nở tình yêu. Điều đặc biệt là cả hai đều thống nhất quan điểm về sự tự do trong hôn nhân, bỏ qua các quy tắc và luôn tạo điều kiện để phát triển công việc của cá nhân. Từng trải qua giai đoạn khủng hoảng khi Louis Leakey đến với Mary nhưng chưa giải quyết xong thủ tục ly dị vợ cũ. Sau đó, Louis đã giúp Mary đoạn tuyệt với chứng viêm phổi. Mặc dù đã kết hôn, Louis Leakey vẫn có những cuộc tình khác. Còn Mary Leakey, hút thuốc rất nhiều, ăn mặc một cách kỳ quái và say mê công việc khảo cổ. Con trai chung của họ nối nghiệp bố mẹ và cũng trở thành một nhà nghiên cứu nổi tiếng.

Harold Pinter (1930 – 2008) và Lady Antonia Fraser (1932)

Chuyện tình của những cặp đôi trí thức nổi tiếng (P2) 5
  Lady Antonia Fraser và Harold Pinter trong đám cưới gây ồn ào của họ

Chủ nhân giải Nobel văn học 2005 gặp cây bút chuyên về tiểu thuyết lịch sử Lady Antonia Fraser trong buổi ra mắt một vở kịch của ông. Một tình yêu say đắm nhanh chóng nảy nở và đơm hoa bằng đám cưới gây ồn ào một thời. Nguyên do là bởi các mối quan hệ khá phức tạp, chằng chéo của cả hai người trước đó. Tuy nhiên, họ đã sống hạnh phúc và hỗ trợ nhau rất nhiều trong công việc sáng tạo. 33 năm bên nhau là một kết cục xứng đáng cho cặp vợ chồng trí thức danh tiếng này. Sau khi Harold Pinter qua đời vào năm 2008, Lady Antonia Fraser đã viết một cuốn hồi ký ly kỳ kể về mối tình đáng nhớ của họ.