Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu”

H. Trang - Ảnh: Lữ Phụng Tiên - Thiết kế: Hoàng Sơn, Theo Phụ Nữ Số 00:00 28/03/2024

Trải qua 5 năm xây dựng thương hiệu với những thành công nhất định, nhưng đội ngũ Mono Coffee Lab nhận thấy mình vẫn là một đơn vị còn rất non trẻ, và đó cũng là lý do để họ nỗ lực hơn mỗi ngày để không “ngủ quên trên chiến thắng” mà đánh mất sự chỉn chu của mình.

Vừa cổ điển vừa thân thuộc là cảm giác khi bước chân vào Mono Coffee Lab - thương hiệu cà phê rang xay được lòng giới trẻ Hà Nội. Anh Hà Thành co-founder của Mono Coffee đón tôi bằng một ly cà phê thơm nức cùng những câu chuyện về hành trình xây dựng nên đứa con tinh thần của mình.

Từ thuở Mono Coffee Lab chỉ là một quán nhỏ nằm bên con phố Hồ Xuân Hương tĩnh lặng, đến khi trở thành chuỗi cà phê với 3 cơ sở và cả những dự định xa hơn nữa trong tương lai… Tất thảy đều khiến tôi hiểu rằng, để có được chỗ đứng trên bản đồ roaster Hà Nội như hôm nay chính là nhờ sự đam mê và khát vọng mang đến cho khách hàng những tách cà phê văn minh của đội ngũ Mono Coffee Lab.

Trước khi gặp gỡ co-founder của Mono Coffee Lab, hãy "dạo quanh" một vòng không gian xinh xắn tại cơ sở mới nhất của họ nhé!

Hành trình vươn mình từ chiếc quán bé xinh đến chuỗi cà phê được lòng giới trẻ Hà Nội

Chúng ta đang ở trong một thời đại chỉ cách vài bước chân là dễ dàng bắt gặp các cửa hàng cà phê với vô số concept khác nhau. Giữa "địa hạt cà phê" rộng lớn ấy thì chuyện tạo dựng dấu ấn riêng cho thương hiệu quả thực không dễ dàng, nhất là một thị trường được đánh giá khá "khó tính" như Hà Nội lại càng là thử thách lớn với các ông bà chủ. Con đường của Mono Coffee Lab cũng không hề dễ dàng, thế nhưng họ đã chinh phục được các khách hàng bằng kinh nghiệm đúc kết trong cả một thập kỷ. Tại Mono, anh Hà Thành cùng đồng đội đã tạo dựng cho Mono Coffee Lab một chỗ đứng nhất định trên bản đồ roaster ở Thủ Đô.

Điều này không chỉ thể hiện qua lượng khách đến quán luôn đông đúc mỗi ngày, mà "trái ngọt" dành cho Mono Coffee còn là khi trở thành 1 trong 10 thương hiệu được giới trẻ yêu thích tại hạng mục Z-Eatery & Coffee của WeChoice Award năm 2023. Thừa thắng xông lên, thương hiệu này tiếp tục khuấy đảo giới trẻ Hà Nội bằng sự xuất hiện của (nhiều) cơ sở mới. Nhưng hành trình nào mà chẳng có khó khăn và khi một người đã đánh cược mọi thứ cho đam mê, liệu họ có bao nhiêu thứ để nói về nó?

Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu” - Ảnh 2.

Ý tưởng để thành lập Mono Coffee Lab từ khi nào? Ngay từ đầu, bạn và các cộng sự có dự định biến Mono Coffee thành chuỗi cafe hay không?

Ý tưởng thành lập Mono Coffee Lab bắt đầu từ giai đoạn cuối năm 2018 đầu năm 2019, khi các founder gặp nhau và ấp ủ một ý tưởng làm đẹp khu phố Hồ Xuân Hương. Xuất phát điểm của các founder Mono Lab là những người thích làm về cái đẹp, thích làm sản phẩm, thích uống và được ngồi cafe ở những không gian văn minh.

Thú thực rằng, ngay từ đầu chúng mình không có ý định mở chuỗi mà chỉ đơn giản là làm tốt những việc mình đang làm, gửi đến khách hàng những sản phẩm bằng toàn bộ khả năng của mình. Vậy mà đi được đến ngày hôm nay sau 5 năm và 3 cơ sở là một cái duyên lớn và nhờ có sự ủng hộ của rất nhiều người giúp đỡ, yêu mến mới đạt được.

Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu” - Ảnh 3.

Mono coffee đến nay có 3 chi nhánh với 3 vẻ khác nhau nhưng tất cả đều có gì đó rất "Hà Nội", Thành có thể chia sẻ một chút về "tạo hình" này của Mono không?

Nói về kiến trúc của chuỗi quán thì đây là một sản phẩm của chị Hiền lẫn chị Khanh (một trong các founder của Mono Coffee Lab). Hai chị là kiến trúc sư, là những người sinh ra và lớn lên ở thủ đô nên cái chất Hà Nội tại Mono rất tự nhiên, tự do và phóng khoáng. Các chị cũng chú trọng yếu tố hoà hợp với thiên nhiên nên chi nhánh nào cũng có cây xanh xung quanh, thêm vào đó là sự chăm chút vào các tiểu tiết cũng góp phần làm nên "vẻ ngoài" hiện tại của Mono.

Diện mạo đã đủ ấn tượng rồi, còn nội hàm bên trong (tức là về con người, cách phục vụ, thức uống… ) thì bạn đã làm như thế nào để tạo cho Mono Coffee Lab những lợi thế nhất định?

Theo mình thì nội hàm bên trong một thương hiệu F&B là sản phẩm đồ uống, đồ ăn, là dịch vụ, là trải nghiệm khách hàng, là năng lượng của không gian dịch vụ đó mang lại, là giá trị, thông điệp mà mỗi con người và thương hiệu đó lan tỏa và truyền đi. Mono Lab cũng đã bắt đầu từ một mong muốn: luôn nỗ lực tốt hơn 1% mỗi ngày để có thể mang đến cho khách hàng những tách cafe văn minh cùng không gian dịch vụ ấm áp.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng vào thời điểm ban đầu, về sau chúng mình nhận ra rằng để đạt được mong muốn đó không có cách nào khác ngoài việc phát triển ''con người'' trong đội ngũ. Vì theo mình - con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu.

Vậy điều gì gắn liền với Mono như một tôn chỉ mà các bạn luôn phải tuân theo?

Nếu được lựa chọn thì chúng mình không lựa chọn một trong các yếu tố này, vì điều gì cũng quan trọng với một trải nghiệm dịch vụ cả. Chúng mình lựa chọn việc tập trung cho sự phát triển của con người trong đội ngũ. Đây là "nhân" dẫn đến không gian, chất lượng đồ uống, trải nghiệm khách hàng tốt. Trong quá trình hoạt động, ở Mono Lab chúng tớ xây dựng 3 văn hoá đối với con người:

- Với bản thân, cần học tập để phát triển

- Với đồng nghiệp, phải biết hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau

- Với khách hàng, luôn trung thành với "warm service" (khách hàng sẽ nhận được sự chào đón nồng nhiệt, ấm áp từ đội ngũ nhân viên).

Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu” - Ảnh 5.

Với 3 co-founder, bài toán vận hành của Mono Coffee Lab liệu có dễ dàng "hoà hợp"?

Suốt quá trình phát triển, khách hàng có thể nhận thấy được Mono nâng cấp và cải tiến thêm rất nhiều, từ không gian đến cả vị trí mặt bằng. So với hai mặt bằng trước khá yên tĩnh, thì mặt bằng thứ 3 này lại nằm trên con phố nhộn nhịp và khá thuận lợi cho các khách hàng. Có lý do nào về việc lựa chọn mặt bằng này?

Thật ra chỉ vì vị trí thôi chứ tất cả 3 địa điểm Mono luôn muốn giữ những điểm chung này như "signature" của quán: nhiều cây xanh, có nhiều ánh sáng tự nhiên, có nhiều lựa chọn trải nghiệm cho khách hàng. Việc lựa chọn một mặt bằng nhộn nhịp, sầm uất, thuận tiện đi lại cũng ứng với tiêu chí thứ 3 là gia tăng lựa chọn cho khách. Còn chi tiết đặc biệt không kém mà mình thích nhất tại các cơ sở của Mono Lab chính là hệ thống quầy bar mở và có nhiều ánh sáng tự nhiên. Khách hàng khi đứng gọi món gần như có thể thấy toàn bộ khối sản xuất và quy trình tạo ra sản phẩm của khách hàng. Xuất phát điểm của việc này là mình muốn tăng sự kết nối giữa khách hàng và con người làm dịch vụ.

Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu” - Ảnh 6.

Hiện nay GenZ đang là một nhóm khách hàng quan trọng của các cửa tiệm cafe, thường có nhu cầu khá cao trong việc thưởng thức những loại đồ uống mới thay vì chỉ mãi những đồ uống kinh điển. Mono làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu đó, trong khi loại hình cafe rang xay được đánh giá là khó để sáng tạo?

Cá nhân mình nghĩ thì GenZ cũng giống các thế hệ khác: các bạn ý có đầy đủ các nhu cầu khi đi trải nghiệm dịch vụ chứ không chỉ tập trung cho việc thử các loại đồ uống mới. Nhu cầu phát triển sản phẩm mới cũng quan trọng, tuy nhiên các nhu cầu trải nghiệm cơ bản cần được làm tốt trước. Chúng mình dành rất nhiều thời gian cho việc đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cốt lõi của một trải nghiệm dịch vụ được tốt trước.

Nhận thấy hiện tại Mono coffee đã có được lượng khách hàng khá ổn định bởi cơ sở nào cũng rất đông, vậy điều khiến anh cảm thấy khó khăn nhất với anh trong việc vận hành nhiều chi nhánh cùng lúc?

Theo mình để xây dựng môi môi trường làm việc tốt cho các bạn làm dịch vụ có lẽ môi trường ấy nên có những điều như sau: Là một môi trường có mức thu nhập, chế ngộ đãi ngộ tốt, có nhiều niềm vui, có sự gắn kết và là nơi tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho người làm cafe, làm dịch vụ. Đây là lời giải mình dùng để giải bài toán vận hành nhiều chi nhánh cùng một lúc với số lượng nhân sự lớn hơn nhưng Mono Lab vẫn giữ được chất lượng ổn định, thậm chí tốt hơn.

Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu” - Ảnh 7.

Tìm được chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên bản đồ "Roaster'' Hà Nội là một chuyện không đơn giản. Mono Coffee Lab đã làm được điều đó như thế nào và anh muốn thị trường nhìn nhận Mono Coffee Lab ra sao?

Thú thực thì trên bản đồ Roaster chúng mình là một đơn vị còn rất non trẻ, quy mô nhỏ. Đa số mảng Roaster chúng mình phát triển để phục vụ cho tiêu dùng nội tại cho 3 cơ sở, ngoài ra dành cho một số khách yêu quý sản phẩm của Mono tại cửa hàng và có thể mua về và sử dụng hạt cafe tại nhà. Trong tương lai mình muốn thị trường vẫn nhìn nhận như vậy. Mono Coffee Lab, Mono Coffee Roaster có thể là đơn vị nhỏ quy mô không quá lớn nhưng lại là những đơn vị rất chú trọng về làm sản phẩm và xây dựng trải nghiệm khách hàng. "Nhỏ nhưng chỉn chu".

Gặp co-founder Mono Coffee Lab: “Con người chính là nhân để tạo ra quả về chất lượng nội hàm của một thương hiệu” - Ảnh 8.

Bạn có thể chia sẻ thêm về những dự định sắp tới cho Mono Coffee Lab?

Về dự định năm 2024 thì sau khi mở cơ sở 3 vào đầu năm nay cũng khá bung sức. Với tập thể thì sắp tới chúng mình sẽ quay về phát triển thêm nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống, tối ưu quy trình, sáng tạo phát triển thêm các trải nghiệm cho nhân sự và cho khách hàng.

Cảm ơn Mono Coffee Lab về buổi trò chuyện này.