iPhone mới bị leak nhiều như cơm bữa, nhưng sao Apple vẫn "làm ngơ" với thủ phạm mà ít trừng phạt?

Chi Ló, Theo Nhịp Sống Việt 08:23 19/07/2019

Chúng ta hầu như chẳng bao giờ nghe đến chuyện Apple đưa những nhân viên ăn cắp, chụp ảnh trộm sản phẩm mới của họ ra toà cả. Tại sao lại như vậy?

Giờ đây, chúng ta coi chuyện iPhone bị rò rỉ là quá đỗi bình thường, thậm chí nếu chúng không bị lộ mới là điều bất thường. Vậy những thông tin, hình ảnh này từ đâu mà ra? Đó chính là những nhân viên lắp ráp ở các nhà máy ở Trung Quốc. Apple luôn cố gắng nỗ lực để tìm ra được đâu là thủ phạm, thế nhưng hình phạt cho họ thì... chẳng mấy đáng kể. Và không phải tự nhiên mà như vậy đâu nhé!

iPhone mới bị leak nhiều như cơm bữa, nhưng sao Apple vẫn làm ngơ với thủ phạm mà ít trừng phạt? - Ảnh 1.

Hình ảnh khung máy iPhone bị rò rỉ

Nói thế không có nghĩa là bảo Apple không quan tâm đến việc bưng bít cho con cưng đâu nhé. Theo tờ The Information, họ thậm chí đã thành lập cả đội ngũ An ninh Sản phẩm (New Product Security, viết tắt là NPS), chuyên để ngăn chặn những tình huống đó xảy ra.

Mỗi khi ảnh iPhone hoặc iPad chưa ra mắt xuất hiện trên Internet, NPS lại ra tay hành động. Kể từ khi được hình thành đến nay, họ được cho là hoạt động rất hiệu quả. Điển hình là khi 180 chiếc vỏ của chiếc iPhone 5C (vào thời điểm nó chưa được công bố) bị đánh cắp và đem rao bán trên chợ đen, Apple đã tóm được kẻ chủ mưu và thu hồi được số linh kiện trên.

iPhone mới bị leak nhiều như cơm bữa, nhưng sao Apple vẫn làm ngơ với thủ phạm mà ít trừng phạt? - Ảnh 2.

Sau khi đội NPS tìm được công nhân đánh cắp tài sản của Apple, tên tội phạm này hầu như chẳng bao giờ phải hầu toà, bởi như vậy sẽ thu hút quá nhiều sự chú ý từ dư luận. Thông báo cho cảnh sát đồng nghĩa với việc họ đã gián tiếp xác nhận những thông tin về thiết bị mới của Táo khuyết đều là thật, nhưng thứ mà trước đây chỉ được coi là tin đồn.

Chưa hết, Apple cũng cần phải cung cấp cho cảnh sát Trung Quốc mọi chi tiết về các sản phẩm chưa "trình làng" để làm bằng chứng chống lại tên trộm. Và khi phiên toà này đi vào xét xử, họ sẽ phải công khai chúng với những người tham gia - điều mà không công ty công nghệ nào muốn cả.

iPhone mới bị leak nhiều như cơm bữa, nhưng sao Apple vẫn làm ngơ với thủ phạm mà ít trừng phạt? - Ảnh 3.

Vì vậy, những người làm lộ thông tin chỉ bị đánh vào giá trị làm việc của họ mà thôi. Apple thậm chí còn chẳng đuổi việc được họ vì họ phục vụ cho hãng lắp ráp bên thứ 3 ở châu Á. Táo khuyết chỉ còn cách, yêu cầu đối tác lặng lẽ, âm thầm sa thải nhân viên mà thôi. 

Mặc dù không còn giữ được những bí mật một cách khăng khít như thuở cuối năm 2000, nhưng qua những mẩu chuyện nhỏ trên thì ta mới thấy được Apple coi trọng vấn đề bảo mật sản phẩm như thế nào mới chấp nhận "để yên" cho những kẻ gian. 

Theo CultofMac

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày