Câu chuyện đằng sau thương hiệu Victoria's Secret

Jeanny, Theo 00:00 08/03/2011

Khám phá câu chuyện buồn dành cho người sáng lập nên nhãn hiệu thời trang chỉ cho phái nữ nổi tiếng “đình đám” nhất nhì thế giới này nhé! <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

Của hàng đầu tiên của Victoria’s secret được thành lập vào năm 1977 tại San Francisco bởi Roy Raymond, chàng cử nhân của trường đại học Stanford và ý tưởng kinh doanh này đến với Raymond một cách rất tình cờ.  

 
Nguyên do là từ một lần Raymond đi mua đồ lót hộ cho vợ mình và khi đó mặt hàng này được bày bán tại những quầy hàng tự chọn trong khu mua sắm công cộng chứ không có từng cửa hàng riêng.
 
Việc một người đàn ông đi mua đồ lót của phụ nữ khiến những người khác vô cùng tò mò và bàn tán xôn xao làm Raymond cảm thấy ngượng ngập vô cùng. Nhưng sự nhạy bén trong kinh doanh làm Raymond biết rằng đây chính là cơ hội cho mình khi chắc hẳn cũng có nhiều người đàn ông khác đã lâm vào tình cảnh “dở khóc dở cười” này.
 
 
Và cửa hiệu bán đồ lót đầu tiên với tên gọi Victoria’s Secret đã ra đời nhằm tạo cảm giác thoải mái, thân thiện nhất cho khách hàng khi mua sắm tại đây. Nguồn gốc cái tên được cho là lấy tên từ nữ hoàng Anh Victoria (nhưng cũng có người cho rằng Raymond lấy cảm hứng từ ly rượu Boudouir Victorian ấm áp, vừa quyến rũ nồng nàn). Đây là một chiến lược xây dựng thương hiệu thông minh khi tạo được tò mò cho người nghe về cái gọi là “Bí mật của Victoria”.
 
Thiết kế nội thất trang nhã với những vách ngăn bằng gỗ, trên tường treo những mẫu đồ lót được sắp xếp theo từng cặp riêng biệt giúp khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa mà không phải lục tung cả quầy hàng như mọi khi để tìm được cho mình một kiểu ưng ý.
 
Ngoài ra, sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình của đội ngũ nhân viên cũng là một nét đặc trưng tạo nên điểm khác biệt cho cửa hàng. Từ khoản tiền vay vốn lúc ban đầu, cửa hàng đã mang lại khoản lợi nhuận 500.000 USD năm đầu tiên và dần tạo được tiếng tăm trên thị trường, tạo thuận lợi để Raymond mở rộng thêm chuỗi 3 cửa hàng nữa.
 
Các show trình diễn bộ sưu tập của Victoria's Secret thường thu hút đông đảo người xem
 
Tuy nhiên, sau 5 hoạt động, Roy Raymond đã bán lại công ty cho hãng The Limited với giá 4 tỉ USD ăm 1982 khiến cho dư luận hết sức bất ngờ và xôn xao. 2 năm sau, ông tiếp tục mở một shop thời trang dành cho trẻ em với tên My child’s destiny nhưng làm ăn thất bại, dẫn đến phá sản.
 
Năm 1993, người ta tìm thấy thi thể của ông khi nhảy cầu tự tử tại cầu Cổng Vàng ở San Francisco. 
 
Các "thiên thần" của VS làm mê mệt bao khán giả
 
Tiếp quản thương hiệu này, The Limited đã giữ nguyên phong cách hình ảnh của nó và tập trung phát triển, đa dạng hóa các mặt hàng, đưa Victoria’s Secret lên trở thành hãng bán lẻ đồ lót lớn nhất tại Mỹ vào những năm 1990 của thế kỉ trước.
 
Đến nay, thương hiệu VS đã phát triển một cách rầm rộ, không chỉ dừng lại ở việc thiết kế và sản xuất thứ đồ "chuyên dùng" cho chị em, VS còn lấn sân nhiều hơn đến quần áo, mỹ phẩm và cả nước hoa.  Tên tuổi của thương hiệu này đã trở nên nổi tiếng trên toàn cầu và chiếm lĩnh thị trường tại nhiều nơi, khẳng định vị trí của mình như là một biểu tượng của sự quyến rũ, trẻ trung và cũng đầy lãng mạn, mang lại cho phụ nữ vẻ đẹp kiêu sa, gợi cảm nhất.
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày