"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù

, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 14/01/2015

Và đừng bỏ lỡ vài bí kíp giúp bạn "vẫy vẫy" tai được như Tể tướng nhé!

Có lẽ ai xem phim Tể tướng Lưu Gù cũng cảm thấy vô cùng thú vị trước tài "vẫy vẫy" tai đặc biệt của ông. Nhưng bạn đã bao giờ hỏi vì sao ông lại có thể làm như vậy chưa? Liệu đôi tai này của bạn có thể "ngọ nguậy" một cách tài tình như thế?

"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù 1

"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù 2
Hình ảnh Tể tướng Lưu Gù "ngọ nguậy" chiếc tai trong bộ phim cùng tên.

Câu trả lời mà các nhà khoa học đưa ra đó là, chỉ có khoảng 15% dân số thế giới có khả năng đặc biệt này, còn 85% số người còn lại thì không. Sở dĩ các chuyên gia đưa ra lời khẳng định như vậy là bởi, việc có thể "ngọ nguậy" chiếc tai phụ thuộc nhiều vào nhóm cơ tai Auriculares. 

Nhóm cơ này bao gồm cơ trước tai - giúp tai cử động về phía trước; cơ trên tai - giúp tai ngỏng lên; và cơ sau tai - giúp tai cử động về phía sau.

"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù 3

Đây là phần cơ phía ngoài tai, có chức năng xoay và điều chỉnh đôi tai để tập trung thính giác về phía những âm thanh đặc biệt. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở loài mèo, đặc biệt khi chúng đang rình chuột. Lúc này, đôi tai sẽ vểnh lên và hướng về phía con mồi. 

Nhiều người cho rằng, phần cơ này chỉ xuất hiện ở hầu hết các loài động vật có vú khác nhằm xác định chính xác vị trí của nơi con mồi phát ra tiếng động. Tuy nhiên, loài người xưa kia cũng sở hữu những cơ này. Sau một thời gian dài tiến hóa, phần cơ tai này ở loài người chúng ta trở nên yếu và dần biến mất. 

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, với những phát minh của mình, loài người không còn phải vất vả săn mồi, né tránh kẻ thù nữa... Do vậy, việc sở hữu những cơ này là không cần thiết. Đây cũng là lý do mà phần cơ này không có lý do để tồn tại. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử xem mình có khả năng điều khiển đôi tai "vẫy vẫy" như Tể tướng Lưu Gù không thì hãy thực hiện những bước đơn giản sau đây:

- Nhìn vào gương, chú ý tập trung đến phần cơ tai phía ngoài ở bên mà bạn muốn chiếc tai "ve vẩy".

"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù 4

- Sau đó bạn thử hơi mở miệng và rướn lông mày phía bên tai đó.

"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù 5

- Nếu như thấy khi rướn cao lông mày, phần da đầu và tóc bạn di chuyển tức là bạn đang đi đúng hướng rồi đó.  Trong thực tế, có không ít người khi rướn cao lông mày thường kéo theo phần cử động ở tai bởi phần cơ này. Giờ thì bạn có thấy phần cơ tai mình rung rung không?

"Sự thật" đằng sau khả năng ngọ nguậy tai của Tể tướng Lưu Gù 6

- Tuy nhiên, việc tập luyện này không phải chỉ 1 - 2 lần là có được. Bạn hãy thử đứng trước gương và tập mỗi ngày, biết đâu một ngày nào đó, bạn lại có thể "vẫy vẫy" đôi tai mình như Tể tướng Lưu Gù.

Nguồn: Cracked, WikiHow