Kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn có "một đống nợ nần", vì đâu nên nỗi?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 16/11/2018

Kiếm được càng nhiều tiền, bạn lại càng chi tiêu thoải mái hơn như một cách đối xử tốt với bản thân. Kết quả là bản thân được đối xử quá tốt nên để lại một khoản nợ sau những lần vung tay.

Bạn có từng nhớ câu chuyện của nhân vật Dr. Strange, trước khi trở thành phù thủy là một bác sĩ tài hoa giàu có, sở hữu nhà xịn, xe sang rồi chẳng may bị thương nên phải bỏ nghề? Thất nghiệp mấy tháng, Strange đã khánh kiệt bởi đơn giản, anh kiếm tiền nhanh nhưng tiêu còn nhanh hơn thế. Ngã rẽ tiếp theo biến anh trở thành phù thủy.

Đấy là phim Hollywood. Còn với người thường, kiếm tiền bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu thậm chí còn tiêu “ác” hơn kiếm thì chẳng mấy chốc trở thành con nợ chứ không có ngã rẽ trở thành phù thủy trăm vạn quyền năng như trong phim được.

Vòng luẩn quẩn kiếm nhiều bao nhiêu, tiêu nhiều bấy nhiêu

Có một sự thật, càng kiếm ra nhiều tiền, bạn càng có nhu cầu tiêu nhiều tiền hơn. Chính vì việc kiếm ra một số tiền không nhỏ, bạn càng trở nên dễ dãi với bản thân và cho phép mình chi tiêu một cách thoải mái hơn, không ngần ngại rút ví mua sắm với lời an ủi: “Mình xứng đáng mà”.

Kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn có một đống nợ nần, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Đi làm bao nhiêu năm, không ít người chẳng tích lũy được gì lại có thêm nợ. Ảnh: CNN.

Điều đáng nói là, nhiều lúc, bạn lại cho phép mình thoải mái quá mức so với thu nhập thực sự mà không hề hay biết. Lúc mới nhận lương, không ít người phải bỏ một khoản kha khá trả nợ, thanh toán các chi phí cố định xong làm một chầu mua sắm, ăn uống để tự thưởng bản thân rồi tự nhủ, mình sẽ sống tiết kiệm đến cuối tháng. Ấy vậy mà một tuần trôi qua, một vài đám cưới tới, cửa hàng kia có chương trình giảm giá, đôi giày bạn ao ước bấy lâu bỗng về hàng đủ màu, đủ cỡ…

Có bao nhiêu lời chào mời mua sắm hấp dẫn khiến bạn không thể giữ vững lý trí rồi chẳng ngần ngại quẹt thẻ lia lịa cho đến cạn tài khoản, thẻ tín dụng chạm mức rồi những tháng ngày về sau còng lưng trả nợ cho giây phút bốc đồng. Chính vì vậy, kiếm được tiền rồi, bạn còn phải học cách tiêu tiền mới trở thành một người quản lý tài chính tốt.

Quản lý chi tiêu - bí quyết luôn sống tốt dù mức thu nhập nào

Trước hết, bạn nên tìm công thức chi tiêu và tiết kiệm phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Ví dụ, quy tắc 50/20/30 nổi tiếng chỉ ra, bạn nên dành 50% thu nhập cho các chi phí thiết yếu như ăn ở, đi lại, 30% cho chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí và 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ, đầu tư.

Kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn có một đống nợ nần, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 2.

Công thức chi tiêu nổi tiếng 50/20/30. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Ảnh: Cafebiz.

Lên được kế hoạch rồi, bạn phải học cách thực hiện được kế hoạch đó. Bạn có thể chia nhỏ các khoản ra, ghi chép lại các khoản chi tiêu để theo dõi. Những ngày đầu mới học cách quản lý chi tiêu, bạn có thể cảm thấy căng thẳng, thậm chí muốn từ bỏ. Nhưng một khi đã quen rồi, bạn sẽ dần điều chỉnh lại thói quen chi tiêu của mình tuân theo kế hoạch một cách tự động như một thói quen.

Ứng dụng thanh toán di động: gom các tài khoản về một mối, dễ dàng kiểm soát chi tiêu

Trong thời buổi ai ai cũng có mấy tài khoản ngân hàng, bạn có thể quản lý việc chi tiêu của mình dễ dàng hơn bằng việc gom các tài khoản về một mối thông qua một ứng dụng thanh toán di động, ví dụ như Samsung Pay cho những người có smartphone Samsung. Ứng dụng này cho phép bạn tích hợp các tài khoản ngân hàng lẫn thẻ tích điểm, đồng thời gửi thông báo về cho mỗi lần giao dịch. Từ đó việc quản lý thói quen chi tiêu trở nên rõ ràng và đơn giản hơn thay vì bạn phải ngồi ghi lại. Chỉ cần lướt thông báo là bạn đã có thể hình dung mình đã tiêu tiền như thế nào.

Kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn có một đống nợ nần, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 3.

Ứng dụng thanh toán Samsung Pay cho phép bạn tích hợp các tài khoản vào một thiết bị, dễ dàng quản lý chi tiêu. Ảnh: Phạm Hoàng.

Hơn nữa, Samsung Pay còn là ứng dụng thanh toán tiện lợi, hiện đại hơn hẳn các hình thức thanh toán khác. Công nghệ giao tiếp tầm gần NFC và MST (truyền dữ liệu an toàn qua từ tính) cho phép bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào máy quẹt thẻ là tiến hành thanh toán, không cần lục ví tìm thẻ hay đếm tiền mặt. Tiết kiệm thời gian lại chính là tiết kiệm tiền bạc.

Siêu an toàn và tiện lợi với ứng dụng thanh toán di động Samsung Pay

Tiện lợi, nhanh chóng nhưng Samsung Pay vẫn đảm bảo độ an toàn nhờ ba lớp bảo mật Samsung Knox, Tokenization và phương thức xác thực trước khi thanh toán bằng mống mắt, vân tay hoặc mã PIN. Ba hàng rào này đảm bảo thông tin tài khoản của bạn không bị ăn cắp bằng các loại máy sao chép, không bị người khác chiếm mất tài khoản, ngay cả khi điện thoại bạn chẳng may lọt vào tay người khác.

Kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn có một đống nợ nần, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 4.

Tiện lợi, an toàn, dễ quản lý là những ưu điểm của Samsung Pay. Ảnh: Phạm Hoàng.

Trong những trường hợp cần tiền mặt, bạn có thể mang smartphone của mình ra các cây ATM của ngân hàng Shinhan là có thể rút tiền. Tính năng Samsung Pay Card do ngân hàng Shinhan phát hành cho phép bạn chuyển khoản đến các tài khoản khác mà không cần liên kết internet banking, app ngân hàng mà thông tin tài khoản vẫn được bảo mật tối ưu.

Sử dụng tiền bạc có quản lý, bạn sẽ dần nhận ra, bấy lâu nay mình có xu hướng chi tiêu nhiều một cách vô lý cho những khoản nào. Từ đó, bạn có thể dần điều chỉnh để sống tốt với bất kỳ mức thu nhập nào, tránh cảnh làm bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu dở khóc dở cười.