Lần đầu tiên trong lịch sử hạt giống cây nảy mầm trên Mặt trăng, và thành tựu thuộc về người Trung Quốc

J.D, Theo Helino 09:57 16/01/2019

Đây là lần đầu tiên con người thực hiện thành công một thí nghiệm sinh học trên Mặt trăng.

Mới đây, giới khoa học Trung Quốc tuyên bố họ là những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại trồng được cây trên Mặt trăng.

Cụ thể thì sau khi hạ cánh thành công tàu thăm dò Hằng Nga 4 (Chang'e 4) lên nửa tối của Mặt trăng vào ngày 3/1/2019, con tàu bắt đầu mang về thành tựu, khi tạo điều kiện cho một hạt giống nảy mầm thành công trên cung trăng.

Lần đầu tiên trong lịch sử hạt giống cây nảy mầm trên Mặt trăng, và thành tựu thuộc về người Trung Quốc - Ảnh 1.

Mầm cây từ một hạt bông đã nảy mầm trong một hộp kim loại có cấu trúc hình mạng lưới. Xie Gengxin là nhà khoa học đã thiết kế nên thí nghiệm này. Gengxin khẳng định rằng đây là lần đầu tiên con người thực sự làm được một thí nghiệm sinh học trên Mặt trăng.

Lần đầu tiên trong lịch sử hạt giống cây nảy mầm trên Mặt trăng, và thành tựu thuộc về người Trung Quốc - Ảnh 2.

Mô phỏng lại mô hình trồng cây của Trung Quốc trên Mặt trăng

Cùng với hạt bông, các chuyên gia từ ĐH Trùng Khánh còn trồng cả khoai tây, cải dầu, nấm men... nhằm mục đích cung cấp oxy và thức ăn cho các sinh vật sống sau này. Bông có thể được dùng để làm quần áo, khoai tây là thực phẩm cho các du hành gia, trong khi cải có thể được tinh chế ra dầu ăn.

Theo Gengxin, lý do hạt bông được chọn là vì chúng nhỏ, có ngưỡng chống chịu nhiệt độ rất tốt, và kháng được phóng xạ. Ngoài ra, mục tiêu của thí nghiệm là tìm hiểu xem cây cối lớn lên như thế nào trong môi trường "vi trọng lực, có bức xạ mạnh và ánh sáng "lạ" từ bề mặt của Mặt trăng."

Lần đầu tiên trong lịch sử hạt giống cây nảy mầm trên Mặt trăng, và thành tựu thuộc về người Trung Quốc - Ảnh 3.

Những hình ảnh đầu tiên của Hằng Nga 4

Lần đầu tiên trong lịch sử hạt giống cây nảy mầm trên Mặt trăng, và thành tựu thuộc về người Trung Quốc - Ảnh 4.

Thành tựu của khoa học Trung Quốc cũng khiến nhiều chuyên gia trên thế giới thấy hào hứng. Fred Watson, chuyên gia thiên văn học người Úc cho biết đây là một tin đáng mừng. "Nó cho thấy việc các phi hành gia muốn trồng trọt trên Mặt trăng là điều hoàn toàn khả thi. Tôi cho rằng ý tưởng sử dụng Mặt trăng như một trạm trung chuyển là hết sức thú vị, dành cho nhiệm vụ du hành tới sao Hỏa chẳng hạn."

Tham khảo: Independent, Science Alert