Loài rùa "nhọ" nhất Valentine: Mới tìm ra đã bị đưa ngay vào sách Đỏ, hạng mục "đặc biệt nguy cấp"

J.D, Theo Helino 18:19 14/02/2019

Vừa tìm ra đã rơi vào danh sách nguy cấp, đây là loài rùa gì thế nhỉ?

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí ZooKeys vào ngày 13/2 (rạng sáng 14/2 theo giờ Việt Nam), các nhà khoa học đã tìm ra một loài rùa mới. Đây là một loài rùa mai mềm, được xác định sống ở vùng nước tại miền Trung Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Tưởng như đây sẽ là một Valentine ý nghĩa đối với giới sinh vật học, nhưng không. Bi kịch là sau khi được tìm ra, loài rùa này đã lập tức "được" đưa vào sách Đỏ, ở mức độ "cực kỳ nguy cấp".

Loài rùa nhọ nhất Valentine: Mới tìm ra đã bị đưa ngay vào sách Đỏ, hạng mục đặc biệt nguy cấp - Ảnh 1.

Trên thực tế thì trước kia, các loài rùa mai mềm đều được xếp thuộc về cùng một loài. Nhưng trvài thập kỷ gần đây, giới sinh vật học mới nhận ra chúng thực chất có rất nhiều loài, trong đó có một số còn chưa được xác định.

Và nay, chúng ta đã tìm thấy một loài mới. Cụ thể, các chuyên gia từ bảo tàng Lịch sử tự nhiên Senckenberg tại Dresden (Đức) đã tìm ra loài thứ 5 trong chủng rùa mai mềm. Nó được đặt tên là Rùa mai đốm (Pelodiscus variegatus), để chỉ các đốm hoa văn đặc biệt bên dưới bụng của chúng. 

"Vài năm trước chúng tôi đã thử nghiên cứu các loài rùa mai mềm tại Trung Quốc, xem liệu chúng có phải cùng một loài không. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận ra một số loài rùa chưa được xác định," - giáo sư Uwe Fritz cho biết.

"Loài rùa mới này có lẽ là đẹp nhất."

Loài rùa nhọ nhất Valentine: Mới tìm ra đã bị đưa ngay vào sách Đỏ, hạng mục đặc biệt nguy cấp - Ảnh 2.
Loài rùa nhọ nhất Valentine: Mới tìm ra đã bị đưa ngay vào sách Đỏ, hạng mục đặc biệt nguy cấp - Ảnh 3.

Theo Fritz, nếu cứ tiếp tục nghiên cứu về chủng rùa mai mềm, chúng ta có thể tìm ra thậm chí là nhiều loài hơn thế. "Sẽ có nhiều loài nữa xuất hiện," - ông cho biết.

Là tên là rùa mai mềm, nên bộ mai của loài vật này có tính chất khác linh hoạt, được bọc bởi một lớp da thay vì bộ sừng cứng như các loài rùa khác. Điểm đặc biệt của chúng là có một chiếc mũi rất dài trông như vòi, kèm 2 lỗ mũi đóng vai trò là ống thở. 

Và cũng giống như họ hàng của mình, rùa mai đốm sau khi được tìm ra đã lập tức bị đưa vào sách Đỏ. Trong nhiều năm, các loài rùa mai mềm đã bị loài người săn đuổi làm thực phẩm, lấy da để chế tác. 

Đặc biệt, ẩm thực Trung Hoa có những món ăn đặc biệt từ rùa nên họ lập ra những trại nuôi rùa quy mô lớn, và vô tình khiến tình hình trở nên trầm trọng.

"Để nhân giống, các loài rùa mai mềm sẽ được vận chuyển khắp châu Á, nhiều trại lớn cũng được lập ra, ở ngoài môi trường sống bản địa của chúng." - Fritz chia sẻ. "Loài rùa mới này vốn đến từ Trung Quốc, nay đã xuất hiện trên những con sông ở miền Bắc Việt Nam, cạnh tranh sòng phẳng với các loài bản địa,"

"Nhưng chúng ta không thể dự đoán được xu hướng này sẽ dẫn đến điều gì. Liệu loài rùa này sẽ hồi sinh, hay các loài rùa bản địa của vùng đất khác sẽ bị đe dọa? Giống như trường hợp sóc xám và sóc đỏ tại Anh Quốc vậy."

Theo Fritz, việc định danh loài rùa mới cho phép chúng ta nâng cao nhận thức của giới bảo tồn, từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn rùa tốt hơn. 

Tham khảo: IFL Science