Mỗi lần hoàng đế sủng ái phi tần, thái giám thắp một nén nhang để làm gì?

Quốc Thái/VTC News, Theo VTC News 20:35 15/11/2023

Hóa ra phía sau hành động thắp một nén nhang của các thái giám mỗi khi hoàng đế thị tẩm có mục đích khác.

Ở thời đại phong kiến, hoàng đế là người có quyền lực cao nhất. Nhà vua chính là con trời, người dân phải phục vụ và tuân theo ý chỉ của ngài. Ai cũng cho rằng như vậy, người làm hoàng đế chính là chủ thiên hạ, vừa có người hầu kẻ hạ, luôn có người phục vụ không cần động tay vào việc gì. Thế nhưng, thực tế, hoàng đế phải tuân theo rất nhiều quy tắc.

Khi nhà Thanh nắm quyền lực ở Trung Nguyên, hoàng đế và các phi tần sẽ ở trong cung. Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế ở và làm việc. Mặc dù hoàng cung là nhà của vua nhưng triều đình đưa ra rất nhiều quy tắc khác nhau từ ăn, uống, đi lại cho tới ngay cả khi ngủ.

Mỗi lần hoàng đế sủng ái phi tần, thái giám thắp một nén nhang để làm gì? - Ảnh 1.

Các thái giám là người kiểm soát thời gian thị tẩm của hoàng đế và phi tần. (Ảnh: Sohu)

Trong quá trình hoàng đế sủng hạnh các phi tần, họ có nhiều quy tắc phải tuân theo. Đặc biệt, thời gian ân ái là yếu tố quan trọng nhất.

Các thái giám sau khi đưa phi tần đến hầu hạ nhà vua thường sẽ không được rời đi mà phải đứng bên ngoài với nhiệm vụ canh gác và đảm bảo rằng hoàng đế tuân thủ đúng thời gian quy định. Họ cần phải thắp một nén nhang và chờ tới khi nó tắt.

Sau khi nén nhanh cháy hết, thái giám sẽ là người thông báo với hoàng đế rằng thời gian ân ái kết thúc. Thông thường thời gian để nén nhanh cháy hết là 30 phút.

Nếu hoàng đế chưa đồng ý thì thái giám sẽ tiếp tục nhắc nhở sau đó khoảng vài phút. Số lần nhắc nhở tối đa là 3 lần, hoàng đế buộc phải đáp ứng đúng quy định này và thái giám sẽ đưa phi tần trở về hậu cung.

Mỗi lần hoàng đế sủng ái phi tần, thái giám thắp một nén nhang để làm gì? - Ảnh 2.

Có nhiều lý do để thái giám theo dõi thời gian nhà vua sủng hạnh phi tần. (Ảnh: Sohu)

Lý do của việc thái giám phải kiểm soát thời gian ân ái của nhà vua là để ngăn chặn các phi tần cố tình lấy lòng nhà vua. Như vậy, triều đình sẽ tránh được nguy cơ hoàng đế độc sủng một thê thiếp.

Ngoài ra, việc hạn chế thời gian cũng sẽ giúp hoàng đế tránh được tình trạng ham mê sắc dục, bỏ bê triều chính. Bên cạnh đó, họ cũng cần đảm bảo nhà vua không vì nữ sắc mà tổn hại tới long thể.

Trên thực tế, lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận một số hoàng đế vì đam mê nhục mà ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến tuổi thọ suy giảm, thậm chí là mắc bệnh vô sinh.

Ví dụ như Chu Tuyên đế Vũ Văn Vân vì ham mê sắc dục quá độ, dùng thuốc vô tội vạ nên đã sớm qua đời khi mới 21 tuổi. Hay hoàng đế Đổng Trị vì ham mê các cô gái lầu xanh mà dẫn tới mắc bệnh giang mai rồi qua đời khi còn rất trẻ.

Nguồn: Sohu