Đã đến lúc người ta cần nhìn lại ngành sáng tạo không chỉ là nơi mỗi nghệ sĩ vắt kiệt sức mình. Tìm được đam mê và nhiệt huyết với nghề, có những nghệ sĩ thực sự tìm thấy chính mình trên con đường nghệ thuật.

Trong rất nhiều năm liền, “creativity” - khả năng sáng tạo, luôn có trong bảng xếp hạng 10 kỹ năng cần thiết trong môi trường công việc. Đồng thời, ngành creative - ngành sáng tạo, cũng chứng kiến những bước thay đổi vượt bậc trong một thập kỷ qua. Creativity - Creative song hành với nhau trong sự phát triển của kỷ nguyên 5.0 với một thực tế rằng, dù công nghệ có phát triển tới mức nào, dù thế giới đã manh nha những tia hy vọng khi AI có thể viết báo, đóng vai người dẫn chương trình, ngành sáng tạo vẫn có chỗ đứng không thể thay thế trong thế giới này. 

Người sáng tạo không chỉ tạo ra “content” - người sáng tạo còn tạo ra “niềm vui”. Họ cần niềm vui để vượt qua những áp lực của công việc sáng tạo khi sự tự do để chơi với nghệ thuật luôn phải đặt trong một khuôn khổ, áp lực deadline, sự “bào mòn” ý tưởng. Trong những năm gần đây, câu chuyện người trẻ kiệt sức trên bàn làm việc như gióng lên hồi chuông cảnh báo với cộng đồng sáng tạo. Người ta bắt đầu bóc trần những điều tiêu cực: Làm việc triền miên, những dự án chạy xuyên đêm, cái giá “bèo” của ngành sáng tạo khi thị trường trở nên bão hòa hơn hay những vụ việc vi phạm bản quyền khiến nhiều người hoài nghi về câu chuyện “sáng tạo”... Sáng tạo không còn là một mảnh đất đầy ắp niềm vui, sự tự do của khối óc hay nơi mỗi cá nhân thăng hoa trong trí tưởng tượng; ngành sáng tạo trở nên ảm đạm, chi phối bởi những áp lực thương mại và giá trị thị trường, nơi “bán máu bào sức” như thay thế cho đam mê sáng tạo.

Nhưng liệu người trẻ có để sáng tạo mãi chôn vùi trong những áp lực, căng thẳng như vậy không?

Giờ đây, trong khi những người trẻ nói chung đi tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, những người trẻ làm sáng tạo mưu cầu sự cân bằng giữa niềm vui trong công việc và áp lực của những giá trị vật chất, đi theo cùng ngành sáng tạo. Một thế hệ “happy designer” xuất hiện - những người trẻ đam mê sáng tạo và tìm được niềm hạnh phúc từ công việc mình đang làm. 

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 1.

Những người làm sáng tạo không chỉ tạo ra các sản phẩm từ chất xám của mình, sự sáng tạo định hình cuộc đời họ. Không giống như nhiều ngành nghề khi chúng ta có thể tách mình ra khỏi công việc, sáng tạo là một phần của mỗi người. Tìm thấy niềm vui trong công việc, trong sáng tạo là cách nhiều người tìm thấy niềm vui cho cuộc sống của mình.

Là một trong những cái tên quen thuộc của ngành sáng tạo Việt Nam, Nguyễn Sơn Tùng (Creative Director) đã gieo những niềm đam mê sáng tạo đầu tiên của mình từ những năm 2010, để từ đó vững vàng trên con đường làm nghề và tiếp tục truyền lại tinh thần “hạnh phúc trong sáng tạo” lại cho những thế hệ đi sau. Anh là đại diện cho một thế hệ “happy designer” khi với anh, được sáng tạo là một niềm vui mà “11 năm làm nghề, Tùng chưa bao giờ nghĩ mình muốn dừng lại.”

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 2.

"Công việc sáng tạo như một thứ "gây nghiện" - mình có nhu cầu được làm việc, được sáng tạo. Sự sáng tạo không đến từ áp lực công việc mà vì bản thân mình tìm thấy niềm vui trong sáng tạo, muốn tạo ra các sản phẩm tốt hơn mỗi ngày."

Với Kim Xuân (Art Director) - nhà sản xuất video, việc có một môi trường hạnh phúc như một nơi khởi đầu cho giấc mơ và đam mê sáng tạo của mình.

“Sau thời gian học tập, mình mới biết được mình thích điều gì. Học qua nhiều chuyên môn khác nhau, mình nhận ra đam mê của mình trong mảng video và graphic motion. Ngoài kiến thức thu nhận được, có lẽ môi trường và các thầy cô là điều Xuân nhớ nhất. Thầy cô luôn ủng hộ những điều mình làm, khuyến khích sinh viên thử cái mới. Thầy cô cũng là người truyền cho sinh viên niềm đam mê học hỏi. Khi ra trường đi làm mới thấy, kiến thức trong ngành sáng tạo quá đỗi mênh mông. Tinh thần học hỏi không ngừng khiến mình muốn tiếp tục với công việc sáng tạo đang làm.”

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 3.

Sơn Tùng, Kim Xuân không phải là những cá nhân duy nhất tìm thấy niềm hạnh phúc trong ngành sáng tạo. Vượt ngoài câu chuyện sự nghiệp cá nhân, họ còn có một cộng đồng “happy designer” phía sau luôn hỗ trợ và đồng hành trong công việc và cả cuộc sống. Trưởng thành từ cái nôi Arena Multimedia, Sơn Tùng, Kim Xuân và rất nhiều người trẻ khác đã lựa chọn cho mình một con đường sáng tạo đúng đắn để trở thành những “happy designer.”

“Học tập ở Arena đòi hỏi mọi người phải có sự chủ động riêng, môi trường tự do sáng tạo để mọi người cùng nhau làm việc và nghĩ ra ý tưởng của riêng mình, sáng tạo hơn và không bị gò bó trong khuôn khổ. Điều hạnh phúc nhất khi học tại Arena là việc Tùng tìm được ra mục tiêu và con đường của mình. Arena như một cái nôi nuôi dưỡng đam mê để mình vững vàng hơn trên con làm nghề,” Sơn Tùng chia sẻ.

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 5.

Trên con đường theo đuổi ngành sáng tạo, nhiều người không chỉ mong muốn tìm một nơi để thỏa sức vẫy vùng với đam mê của bản thân; những người trẻ thuộc thế hệ “happy designer” cần một không gian sáng tạo hạnh phúc, nơi họ không chỉ phát triển với nghề mà thực sự yêu nghề, hiểu được giá trị trong những việc mình làm. Arena là một nơi như vậy khi không chỉ truyền cho người trẻ tinh thần sáng tạo, định hình đam mê, thay đổi thế giới quan về niềm vui trong sự sáng tạo mà còn mang đến một cộng đồng sáng tạo với chuyên môn cao, giàu tính tương tác và ngày càng mở rộng.   

Đến với Việt Nam từ khi ngành sáng tạo vẫn còn non trẻ, Arena Multimedia đã có gần 2 thập kỷ khẳng định chất lượng trong việc đào tạo các chuyên ngành sáng tạo tại quốc gia này. Rất nhiều những cái tên nổi tiếng đã gia nhập ngành sáng tạo Việt Nam từ ngôi trường này. Chất lượng hàng đầu là điều kiện cần cho Arena Multimedia nhưng đó vẫn chưa phải điều kiện đủ - hệ sinh thái Arena Multimedia không chỉ ghi dấu ấn với cộng đồng sáng tạo bởi những thế hệ học viên tài năng mà còn bởi một cộng đồng “happy designer”. Họ làm sáng tạo và làm nên hạnh phúc cho chính cuộc đời họ cũng như lan tỏa những giá trị tới mọi người. 

img
img
img

Có lẽ đó là lý do khi hỏi về 3 từ để miêu tả cuộc sống tại Arena, các cựu học viên đều lựa chọn từ khóa “năng động - tự do – sáng tạo”. Khương Duy - một nhà sáng tạo trong lĩnh vực điện ảnh chia sẻ:

“Arena tạo điều kiện cho mình theo đuổi đam mê của bản thân, được tự do làm những điều mình thích, công việc mình muốn, được thành lập các câu lạc bộ riêng…” Arena có những cộng đồng nhỏ dành cho những người trẻ có chung niềm đam mê sáng tạo, từ Hub Design, Hub Photography, Hub Music, Arena Pub… Những cộng đồng nhỏ ấy bên cạnh các hoạt động trên lớp, là tiền đề cho những người trẻ Arena bắt nhịp với công việc và thử sức với nghề nghiệp trong tương lai. 

Sáng tạo là công việc cá nhân nhưng niềm vui và niềm đam mê nghề là những giá trị lan tỏa khi những người đi trước tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ học viên theo sau. Trong các giờ học tại Arena Multimedia, giảng viên trao cơ hội cho học viên bộc lộ quan điểm, hướng dẫn để giúp học viên khai thác thế mạnh tiềm ẩn. Cũng tại đây, học viên có cơ hội thử sức với những dự án đầu tiên do giảng viên giới thiệu, tích lũy kinh nghiệm để bước những bước dài trong tương lai. Trên giảng đường, họ là thầy cô - sinh viên, trong ngành sáng tạo, họ là những người đồng nghiệp, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia để truyền lửa cho thế hệ tiếp theo. Đội ngũ giảng viên của Arena Multimedia không chỉ quy tụ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đang làm việc trong ngành giải trí - kỹ thuật số ở thời điểm hiện tại mà còn thu hút sự góp mặt của những cựu học viên quay về trường giảng dạy.

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 8.

Arena cũng là nơi kết nối các chuyên gia trong ngành công nghiệp sáng tạo với những bạn trẻ yêu thích ngành Mỹ thuật Đa phương tiện qua các buổi workshop dành riêng cho học viên cũng như những cuộc thi, talkshow lớn gây được tiếng vang trong cộng đồng, từ cuộc thi sáng tạo thường niên Show It NOW cho đến Unlock Creativity 2021 - sự kiện gặp gỡ của các chuyên gia hàng đầu trong ngành sáng tạo. 

Trong thời kỳ COVID 2020, 2021, Arena Multimedia đã thay đổi thích ứng một cách nhanh chóng với dịch Covid để kịp thời đưa ra những phương pháp hỗ trợ cả thầy cô lẫn học viên. Từ việc học, bảo vệ đồ án cho đến tốt nghiệp, tất cả các hoạt động dù được diễn ra dưới hình thức trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Năm 2021, hàng loạt đồ án xuất sắc đã ra đời trong thời gian COVID với gần 400 sinh viên và thầy cô tham gia lễ tốt nghiệp. Các chuỗi workshop về ngành sáng tạo cũng thu hút hàng nghìn người tham dự. 

Sáng tạo là công việc cá nhân - quả đúng như vậy, nhưng mỗi con người ở Arena không đơn độc trên hành trình này. 

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 9.

Rời Arena, học viên không chỉ nhận được kiến thức từ các bài giảng trên lớp, họ có một cộng đồng làm nghề thật để tiếp thu kinh nghiệm, chia sẻ từ thế hệ đi trước. Như anh Đinh Trí Dũng, Brand Manager của hệ thống Arena Multimedia, nhấn mạnh:

“'Ngay từ đầu khi xây dựng cơ sở đầu tiên, tôi mong muốn gây dựng một cộng đồng sáng tạo lớn nhất Việt Nam. Với tôi, giấc mơ ấy tới hiện tại vẫn còn nguyên giá trị và đang dần trở thành hiện thực.”

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 10.

Đúng như điều anh Đinh Trí Dũng cùng những cộng sự đứng đằng sau Arena nhận định, cộng đồng sáng tạo ngày càng phát triển khi nhu cầu trong xã hội ngày một lớn. Sáng tạo có thể đứng riêng độc lập như một ngành lớn và ở trong bất cứ ngành nghề nào cũng cần nhân sự sáng tạo, từ công nghệ cho tới giáo dục, thương mại điện tử cho tới du lịch. 

Sự ra đời thêm cơ sở mới Tân Kỳ Tân Quý của Arena Multimedia là một minh chứng cho sự phát triển của cộng đồng sáng tạo nói chung và lĩnh vực Mỹ thuật Đa phương tiện (Multimedia Design) nói riêng tại Việt Nam. Trong khi nhiều ngành nghề đang lao đao vì dịch, nhu cầu ngành sáng tạo vẫn vô cùng lớn khi các nền tảng số ngày càng thống trị. Một cuộc số hóa trên quy mô toàn cầu đòi hỏi các nhà sáng tạo cũng cần “di cư” sang không gian mạng. Thế mạnh về truyền thông đa phương tiện của Arena lại càng được phát huy trong thời đại bùng nổ công nghệ đi cùng với nhu cầu lớn của người học tại Việt Nam chính là tiền đề để cơ sở Tân Kỳ Tân Quý ra đời.

Mở rộng quy mô cũng là cách để Arena thể hiện cam kết không ngừng thay đổi để mang đến những điều tốt nhất cho học viên, tạo ra thêm nhiều không gian sáng tạo nơi người học được đặt trong một hệ sinh thái sáng tạo chứ không chỉ còn là một ngôi trường. 

Một thế hệ không còn “bào sức, bán máu”: Những Happy Designer “hạnh phúc hóa” ngành sáng tạo - Ảnh 11.

Với vị thế vững chắc trong ngành sáng tạo nhiều năm qua tại Việt Nam, cơ sở mới Tân Kỳ Tân Quý được thành lập là một lời khẳng định của Arena trong việc tiếp tục đóng góp cho ngành sáng tạo Việt Nam, không chỉ với nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn với mong muốn tạo ra một sân chơi sáng tạo hạnh phúc, vui vẻ, nơi đam mê dẫn lối cho người trẻ, chứ không phải những áp lực bào mòn.

Phát triển đi kèm với thách thức; phát triển một cộng đồng sáng tạo cũng đặt ra nhiều bài toán mới cho Arena. Khi nhìn về những thách thức trong tương lai, anh Đinh Trí Dũng chia sẻ. 

“Thách thức đầu tiên của chúng tôi là làm sao để hệ sinh thái Arena quy tụ được những giảng viên giỏi nghề, đam mê với việc dạy, để cộng đồng Arena không chỉ là nơi học sinh có cơ hội học mà còn được cọ xát với kinh nghiệm thực tiễn. Thách thức thứ hai là việc phải thường xuyên kết hợp với doanh nghiệp tuyển dụng, mở rộng quan hệ đối tác để sinh viên có nhiều cơ hội hơn cọ xát với thị trường thực tế. 

Bên cạnh đó, ngành nghề sáng tạo luôn biến động và đổi mới không ngừng, đòi hỏi cập nhật liên tục. Thách thức thứ ba nằm ở việc không ngừng hoàn thiện chương trình cho phù hợp với nhu cầu, làm sao để xây dựng chương trình vừa ngắn nhưng mang lại nhiều giá trị nhất cho học viên, cân bằng giữa việc học và làm, giữa nhu cầu của sinh viên và khả năng đáp ứng của nhà trường. Và cuối cùng là những thách thức về công nghệ khi AI đang lấn sân dần sang mảng sáng tạo. Sinh viên và cả cộng đồng Arena không thể dừng lại khi thế giới công nghệ đang chuyển động không ngừng.”

img
img
img
img

Nhìn về tương lai của Arena và ngành sáng tạo nói riêng, anh Đinh Trí Dũng vẫn tin rằng, đào tạo đội ngũ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Có những con người tốt sẽ có một môi trường tốt. Một thế hệ "happy designer" ra đời từ Arena là minh chứng cho những giá trị con người trong ngành sáng tạo mà Arena luôn nuôi dưỡng. Sáng tạo là một hành trình dài mà để đi xa với nghề không chỉ cần có kiến thức và kinh nghiệm. Khi nhìn về ngành sáng tạo ở nước ngoài, có những chuyên gia sáng tạo vẫn miệt mài với công việc ở độ tuổi 40, 50 hoặc hơn thế, trong khi đó số người còn “thực chiến” với nghề ở Việt Nam trong độ tuổi đó không còn nhiều. Thế giới phẳng đã rút ngắn dần khoảng cách về kiến thức và kinh nghiệm - không khó để tìm những cá nhân sáng tạo giỏi ở Việt Nam nhưng để tìm được những người còn nhiệt huyết với nghề, không bị “bào” bởi guồng quay nhanh chóng của ngành sáng tạo quả thật không dễ. Nếu so với các ngành nghề khác, sáng tạo vẫn còn là một ngành nghề mới tại Việt Nam và để từng cá nhân đi xa với nghề, Arena hiểu rằng kinh nghiệm và kiến thức chỉ là khoảng từ thân đến ngọn. Cái gốc của sáng tạo là niềm đam mê với nghề và một cộng đồng làm nghề hạnh phúc, hỗ trợ và giúp nhau cùng phát triển.

Và đó là những điều, người trẻ có thể tìm thấy ở Arena Multimedia, để khởi đầu cho một hành trình dài đang chờ mình phía trước. 

Minh Đức
H.Trang