Mùa hè đến rồi, cẩn thận không mắc bệnh thủy đậu giống như Bảo Anh

Con Mèo, Theo Helino 23:45 22/04/2018

Bảo Anh đã buộc phải hủy bỏ nhiều dự án, show diễn cô nhận từ trước đó do tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề.

Mới đây, quản lý của Bảo Anh đã thông báo về tình hình sức khỏe không tốt của nữ ca sĩ trên trang cá nhân của mình. Theo đó, do thể trạng yếu (đau bao tử, sốt nặng, đau họng) nên Bảo Anh đã phát bệnh thủy đậu sau khi vào bệnh viện 2 ngày.

Mùa hè đến rồi, cẩn thận không mắc bệnh thủy đậu giống như Bảo Anh - Ảnh 1.

@baoanh0309

Bảo Anh chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của cô trên trang cá nhân.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Varicella Zoster truyền từ người này qua người khác chủ yếu qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương hay lở loét của người bệnh.

Mùa hè đến rồi, cẩn thận không mắc bệnh thủy đậu giống như Bảo Anh - Ảnh 3.

Theo thống kê của viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, bệnh thủy đậu ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng cao điểm thường rơi vào mùa xuân, từ tháng 2 đến tháng 6.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu

Thời kỳ ủ bệnh: Thời điểm này chưa xuất hiện các biểu hiện lâm sàng rõ ràng, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể.

Thời kỳ khởi phát: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao (thường nặng hơn ở người lớn so với trẻ em), bồn nôn, chán ăn... thường kéo dài từ 12 – 24 tiếng.

Mùa hè đến rồi, cẩn thận không mắc bệnh thủy đậu giống như Bảo Anh - Ảnh 4.

Thời kì toàn phát: Người bệnh sẽ nổi phát ban rải rác trên toàn cơ thể, mụn nước có thể xuất hiện toàn thân, chủ yếu ở mặt, chân tay, ngực và bụng... Các triệu chứng khác có thể kể đến như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn... Việc điều trị sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần sau đó.

Ngoài ra, một số ít người có thể cảm thấy khó thở, các nốt mụn nổi đỏ, đau đớn... khi mắc bệnh thủy đậu.

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Với triệu chứng đau hoặc sốt: Tylenol (acetaminophen) có thể làm giảm các triệu chứng sốt và giảm đau. Lưu ý, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào (cần kê đơn hoặc không cần kê đơn), hãy luôn hỏi ý kiến của những người có hiểu biết và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng. Những sản phẩm chứa aspirin cần được tránh sử dụng cho người mắc bệnh thủy đậu vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.

Với triệu chứng mất nước: Một điều rất quan trọng là cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, đặc biệt là khi mắc bệnh thủy đậu.

Với triệu chứng đau nhức ở miệng: Không nên cho người bệnh ăn các món cay, nóng, mặn. Súp và cháo là một trong những sự lựa chọn tốt, tuy nhiên, chúng nên được đặt ở nhiệt độ phòng một thời gian trước khi ăn.

Mùa hè đến rồi, cẩn thận không mắc bệnh thủy đậu giống như Bảo Anh - Ảnh 5.

Với triệu chứng ngứa: Ngứa có thể trở nên rất khó chịu với người mắc bệnh thủy đậu vì họ không được gãi. Gãi có thể làm vỡ các nốt thủy đậu khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và có thể để lại sẹo lâu dài. Trong trường hợp mụn nước bị vỡ, cần sử dụng dung dịch xanh methylen trên nốt mụn.

Bệnh thủy đậu có phòng ngừa được không?

Rất may mắn, dù thủy đậu là căn bệnh lây lan nhanh chóng nhưng với sự phát triển của nền y học, chúng ta đã có thể phòng ngừa căn bệnh này. Theo sự chỉ định của bác sỹ, trẻ em từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi, trẻ em trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn có thể tiêm vắc-xin phòng thủy đậu vào những thời điểm khác nhau.

Mùa hè đến rồi, cẩn thận không mắc bệnh thủy đậu giống như Bảo Anh - Ảnh 6.

Ngoài ra, người bệnh cần được cách ly cho đến khi các nốt mụn nước khô vảy hoàn toàn (từ 7 – 10 ngày) để tránh lây lan sang người thân, bạn bè.

Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, quần áo... với người bệnh để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh.

Nguồn: Medicalnewstoday