Muốn smartphone biết làm nũng y như một con pet trêu đùa? Lắp thêm ngón tay cực dị này thử xem!

Đ.L, Theo Trí Thức Trẻ 10:45 11/10/2018

Hóa ra chuyện điều khiển smartphone cũng muôn hình vạn trạng và kì dị thế này đây. Chống chỉ định với những ai sợ giật mình nhé.

Điện thoại di động thì ai cũng biết, nhưng "ngón tay di động" thì sao nhỉ? Với bộ não đầy nếp nhăn và tính hài hước của các nhà sáng chế, không gì là không thể!

Mới đây, anh nghiên cứu sinh Marc Teyssier từ ĐH Paris-Saclay (Pháp) đã phát triển tương đối hoàn chỉnh thiết bị MobiLimb.

Đúng như tên gọi, MobiLimb là một ngón tay robot (hay một con robot có hình ngón tay - tùy theo cách bạn gọi). Nó gắn với smartphone thông qua cổng USB và nâng trải nghiệm sử dụng smartphone của bạn lên 1 tầm "kì dị" mới. Không cần nói nhiều, mời bạn xem qua loạt tính năng của MobiLimb để rõ.


Đầu tiên, hãy tắt âm thanh "ting ting" phiền toán khi smarphone báo có tin nhắn sms, inbox... đi nào. Với MobiLimb, ngón tay này sẽ gõ "cộc cộc" xuống bàn để nhắc nhở bạn mỗi khi có thông báo mới.

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 2.

Bạn có thể "bẻ" ngón tay để thay đổi chế độ tắt/mở và các chế độ khác của điện thoại.

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 3.

MobiLimb còn là 1 chiếc giá đỡ điện thoại, cứ quăng xuống là biết điều chỉnh góc độ cho hợp lí.

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 4.

MobiLimb giúp "lê lết" chiếc smartphone đến bên bạn. Đừng xem thường tốc độ rùa bò của nó nhé. Hãy tưởng tượng bạn đặt báo thức và để điện thoại ở xa chiếc giường ngủ. Rồi mỗi sáng thức dậy, bạn chỉ việc nằm trên giường, chờ điện thoại lết đến và tắt báo thức mà thôi. Thời gian ấy vừa đủ dài để bạn tỉnh táo. Kết quả là không bị trễ học, trễ làm nữa nhỉ?!

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 5.

Điều thú vị nữa là MobiLimb có nhiều kiểu dáng khác nhau. Kiểu cơ bản nhất làm bằng chất liệu silicon đen xì như bạn đã thấy ở trên. Ngoài ra, có có kiểu đuôi bò cạp, đuôi mèo và mô phỏng da người nữa - khá giống 1 ngón tay thực tế đấy. Tất cả chúng đều có thể tương tác thông qua smartphone, có thể ngoe nguẩy rất thích hợp cho các bé thiếu nhi giải trí.

Chạm vào bụng con mèo trên smartphone thì "đuôi" của nó cũng vẫy theo nhé

Khi gắn MobiLimb vào, smartphone của bạn dường như có cảm xúc hơn chứ không chỉ là 1 vật vô tri vô giác nữa. Đây cũng chính là ý tưởng ban đầu của người sáng chế Marc. Ví dụ như dưới đây, MobiLimb đang bắt chước trạng thái hiếu kì, tò mò đấy.

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 7.

Cũng may chỉ là MobiLimb, nếu có thêm 1 chiếc MobiLips -"đôi môi biết nói" nữa thì chắc người dùng chỉ biết câm nín

Khi bạn nhận được 1 chiếc emoji mặt cười thì MobiLimb cũng cò nhẹ vào tay bạn như này, làm ra vẻ vui lắm! Mà chống chỉ định với những ai dễ bị nhột nhé, vì rất có thể bạn sẽ "nắn gân, bẻ khớp" ngón tay MobiLimb của mình mất.

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 8.

MobiLimb còn có 1 số tính năng thú vị khác. Nó có thể tùy chỉnh dễ dàng bằng cách dùng tay "uốn nắn" trực tiếp (cơ học) hay thông qua các phím chạm trên smartphone.

Ngón tay công nghệ dị nhất tuần: giúp triệu hồi smartphone và cảm nhận emoji theo cách quái lạ không ngờ - Ảnh 9.

MobiLimb hoạt động nhờ các động cơ và bộ cảm biến bên trong. Chúng được lắp ghép vừa vặn tại các khớp nối của ngón tay, giúp việc cử động tương đối ổn, nhìn khá chân thật. Bộ cảm biến giúp phát hiện rằng người dùng đang chạm vào MobiLimb. Nhờ vậy, nó có thể phản hồi lại.

Sản phẩm chỉ mới vừa nghiên cứu xong, anh chàng Marc Teyssier còn phải đem nó đến một hội nghị công nghệ ở Berlin, Đức vào tháng 10 cũng như nhiều kế hoạch khác trước khi phổ biến rộng rãi trên thị trường.

Bạn nghĩ sao về thiết bị MobiLimb này? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.