Fan phát hiện xu hướng mới của Kpop?

ZoneOut, Theo Trí Thức Trẻ 00:02 07/09/2015

Xu hướng này dường như đang ngày càng phủ sóng rộng rãi hơn trong làng nhạc Kpop.

Kpop fan hiện tại có lẽ đã quá quen thuộc với những ca khúc tiếng Hàn pha lẫn một số câu hay cụm từ tiếng Anh, đến mức ca khúc nào không có tiếng Anh xen vào chắc sẽ trở thành… hàng hiếm. Tuy nhiên thời gian gần đây, dường như các sản phẩm cộp mác Kpop đang chạy theo một trào lưu mới: chèn tiếng Tây Ban Nha vào ca khúc.

Nữ ca sĩ Lee Junghyun được cho là một trong những gương mặt mở màn cho trào lưu này. Năm 2004, Lee Junghyun ra mắt album nhạc Latin với tên gọi “Passion”. Nổi bật trong số đó là ca khúc “Besame Mucho”. Tiếp đó, vào năm 2008, nhóm nhạc thần tượng gạo cội Shinhwa trước khi nhập ngũ đã phát hành album vol.9 với ca khúc chủ đề “Run”. Đáng chú ý trong ca từ của Run cũng có sự xuất hiện của câu tiếng Tây Ban Nha “Como estás”.

“Besame Mucho” – Lee Junghyun

“Run” – ShinHwa

“Te Amo” – U-Kiss

“Oh Yeah” – MBLAQ

“Mona Lisa” – MBLAQ

Sau đó, sự xuất hiện của ngôn ngữ này trong các ca khúc Kpop đang dần trở nên phổ biến và đa dạng, từ hình thức ca từ như “Uno dos tres” trong “Swing” (Super Junior - M, 2014), “Como estás” trong “One Afternoon” (SNSD, 2015), v.v…, hay hình thức tựa đề như “Te Amo” (U-Kiss, 2012), “MAMACITA” (Super Junior, 2014), “Me Gustas Tu” (G-Friend, 2015), v.v…, hoặc thậm chí là không có ca từ hay tựa đề liên quan đến tiếng Tây Ban Nha nhưng phần âm nhạc lại khiến người nghe liên tưởng đến ngôn ngữ và đất nước này như “Oh Yeah” (2009), “Mona Lisa” (2011) (MBLAQ), v.v…

“Swing” – Super Junior - M

“MAMACITA” – Super Junior

“One Afternoon” – SNSD

“Me Gustas Tu” – G-Friend

Lý giải cho hiện tượng này, đông đảo Kpop fan đều nhất trí rằng độ phủ sóng của nhạc Hàn tại khu vực Mỹ Latin thời gian gần đây là nguyên nhân chủ yếu. Sự phát triển của Internet và hàng loạt trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, Youtube, v.v… đã góp phần mang Kpop đến với những quốc gia ở nửa kia bán cầu. Theo đó, để chiều lòng các fan ở khu vực xa xôi này, cũng như để mang lại sự mới mẻ và hấp dẫn, tiếng Tây Ban Nha được tận dụng để đưa vào ca khúc của các nhóm nhạc thần tượng.

Dù chưa phổ biến đến mức “bài nào cũng thấy” như tiếng Anh, nhưng xu hướng thêm tiếng Tây Ban Nha vào ca khúc Kpop này rất có thể sẽ phủ sóng rộng rãi hơn trong tương lai.

(Nguồn: AK)