Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại

A, Theo Trí Thức Trẻ 11:10 13/09/2017

Bạn biết không, ngay từ thời La Mã cổ đại đã tồn tại đạo luật buộc những chú chó ra đường phải rọ mõm cẩn thận rồi cơ.

Vào ngày 15/9 tới, Nghị định mới của chính phủ về việc đeo rọ mõm cho cún cưng tại nơi công cộng sẽ có hiệu lực.

Nhưng tạm gác lại câu chuyện này, bởi bạn có thắc mắc chút nào về lai lịch của chiếc rọ mõm cho cún không nhỉ?

Chúng xuất hiện từ khi nào vậy? Và hình dáng thời đầu của chiếc rọ mõm này như thế nào? 

Đạo luật buộc phải kiểm soát cún cưng của mình - việc mà người La Mã cổ đại đã áp dụng

Ít ai biết rằng, những chú chó là 1 trong những đặc điểm nổi bật, gần gũi trong đời sống của người La Mã cổ đại xưa.

Thời đó, chó được sử dụng với hai mục đích chính - làm vũ khí của chiến tranh và được nuôi như thú cưng. 

Tuy nhiên, thời nào cũng vậy cũng có những giống chó dữ, chó lành... vì thế vào thế kỷ thứ 3 TCN, việc khống chế được những chú chó hung dữ là vấn đề cấp thiết. 

Và 1 điều luật đã được thông qua để đảm bảo rằng chủ nhân của những chú chó phải có trách nhiệm cho bất kì vết thương nào mà loài động vật hung dữ này gây ra. 

Tuy nhiên thời kì này dường như việc “khóa mõm” các chú chó (thường dùng để đi săn hay chiến đấu) vẫn chưa được đặc biệt chú ý lắm.

... và chiếc rọ mõm cún cưng ra đời

Vào thập niên 1900, thời Victoria - những chiếc rọ mõm mới xuất hiện. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu, chúng khá hiếm và có hình dáng khá kì lạ.

Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại - Ảnh 1.

Chiếc rọ mõm được thiết kế để chó có thể thở và uống nước một cách dễ dàng nhưng vẫn ngăn chúng không mở miệng rộng để cắn người hay đồ vật khác.

Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại - Ảnh 2.

Chiếc rọ mõm có giây thép và da ở Mỹ (khoảng 1880-1920).

Cần phải nói rằng, rọ mõm chó là một phần trong chuỗi việc làm chăm sóc chó của một người chủ tận tâm.

Đó là bởi nhiều chú chó được thả chơi lang thang, tại khu phố chính - nhưng việc bị chó cắn thực sự là một vấn đề liên quan tới sức khỏe và an ninh cho cộng đồng.

Vào cuối năm 1917, những pháp lệnh của thành phố Philadelphia cho phép chó được chơi lang thang miễn là chúng đeo một “rõ mõm được đan như rổ” và một vòng cổ với tên chủ được khắc trên miếng kim loại gắn trên đó (dog tag). 

Việc thi hành luật rọ mõm chó dường như rất nghiêm ngặt trong suốt những tháng ngày mùa hè, khi bệnh dại đang diễn ra phổ biến và khi đó vaccine vẫn chưa phổ biến.

Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại - Ảnh 3.

Hình ảnh khác của chiếc rọ mõm chó. Chúng đã được đóng khung và xuất hiện trong triển lãm của "thú cưng ở Mỹ"

Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại - Ảnh 4.

Điểm đặc biệt nhất của rọ mõm thời kì này: rọ mõm có những đai dây đan vào nhau trông như “các lỗ thở”. 

Dù thẩm mĩ không được quá cao nhưng lại có thể phát huy tốt nhất chức năng của chiếc rọ mõm. Và đây được cho là hình ảnh chiếc rọ mõm phiên bản đầu tiên.

Trước năm 1939 những chiếc rọ mõm bằng dây được thay thế bởi những mẫu da cứng. 

Dần dà, mọi người thử sáng tạo hơn cho những chiếc rọ mõm cho chú chó cưng của mình. Từ phiên bản rọ mõm làm từ dây da hay rọ mõm đan dây như chiếc rổ, và cả rọ mõm dành cho chó cảnh sát nữa...

Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại - Ảnh 5.

Rọ mõm và dây trói được bày bán bởi công ty J.C.Decker, Inc., Montogomery, Pennylyania năm 1939

Ngỡ chỉ có ở thời hiện đại nhưng ai ngờ luật bắt rọ mõm cún cưng khi ra đường đã xuất hiện từ thời cổ đại - Ảnh 6.

Ngày nay, các loại rọ mõm đã trở nên sáng tạo và thời trang hơn rất nhiều tùy theo sở thích của chủ các chú cún cưng. 

Việc sử dụng rọ mõm không hề gây bất tiện, mà nó còn giúp đảm bảo an toàn cho người đi đường cũng như chính các chú chó, đặc biệt với các loài chó dữ.

Nguồn: Thepethistorian