Nguyên nhân khiến phân nửa dân số Trung Quốc từ trẻ đến già có nguy cơ bị cận thị và phải đeo “đít chai” cả đời

Mike Spiderum, Theo Helino 07:00 14/06/2018

Cận thị không phải là chủ đề mới, tuy nhiên, chúng không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ. Mọi người hay nói đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu “cửa sổ” ấy gặp trục trặc?

Hiện nay, gần 720 triệu người Trung Quốc hiện đang mắc phải vấn đề nghiêm trọng về mắt. Thế nhưng, họ vẫn chưa được khám chữa cho tình trạng của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh, mà về lâu dài sẽ vô hình trung kìm hãm sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội của Trung Quốc.

"Thủ phạm" gây ra những vấn đề về mắt

Có thể thấy, phần đông người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung thường mắc phải những vấn đề về thị lực bởi sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Chính những thiết bị điện tử đã làm hạn chế phần nào thị lực của người sử dụng. 

Họ đã dành quá nhiều thời gian trong ngày để "dán mắt" vào máy tính, điện thoại hay máy tính bảng. Cụ thể hơn, 45% học sinh tiểu học và 86% sinh viên đại học tại Trung Quốc đang mắc phải các chứng bệnh về mắt, điển hình như cận thị.

Nguyên nhân khiến phân nửa dân số Trung Quốc từ trẻ đến già có nguy cơ bị cận thị và phải đeo “đít chai” cả đời - Ảnh 1.

Hiện nay, gần 720 triệu người Trung Quốc hiện đang mắc phải vấn đề nghiêm trọng về mắt.

Theo Clearly - một tổ chức từ thiện tại Hồng Kông, gần một phần ba dân số thế giới đang cần sự hỗ trợ của mắt kính, và Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao nhất trong con số này. Điều này cho thấy sự thiếu hụt về số lượng bác sĩ chuyên khoa mắt cũng là một nguyên do khiến phần đông người dân mắc phải các vấn đề về mắt. Theo hiệp hội Nhãn khoa Trung Quốc, chỉ có 4000 bác sĩ nhãn khoa tại trung quốc có đủ kĩ năng chuyên môn để tiến hành các cuộc phẫu thuật mắt.

Các vấn đề về mắt: chuyện cá nhân mỗi người hay là chuyện không của riêng ai?

Chúng ta thường xem nhẹ những vấn đề về mắt, thậm chí một vài người còn cho rằng đây chỉ là những vấn đề mang tính cá nhân. Thế nhưng, sự thật không hẳn như vậy. James Chen, một nhà từ thiện người Hồng Kông cho rằng, các vấn đề thị lực không chỉ là những vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của xã hội như: giao thông, nghèo đói, giáo dục, chất lượng công việc hay thậm chí là bình đẳng giới.

Nguyên nhân khiến phân nửa dân số Trung Quốc từ trẻ đến già có nguy cơ bị cận thị và phải đeo “đít chai” cả đời - Ảnh 2.

James Chen, một nhà từ thiện người Hồng Kông cho rằng, các vấn đề thị lực không chỉ là những vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của xã hội.

Điển hình nhất chính là các vấn đề an toàn giao thông. Theo tổ chức Y tế thế giới, hơn 1.3 triệu người tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông và 90% trong số đó xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Theo ông Chen, việc người dân chưa được thông qua các bài kiểm tra về thị lực khi tham gia giao thông chính là nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông.

Đâu sẽ là giải pháp tốt nhất?

Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất dành cho những vấn đề này chính là tăng cường các cuộc kiểm tra thị lực định kì. Tại những cuộc kiểm tra này, người tham gia sẽ được kiểm tra mắt cẩn thận và nhận được sư tư vấn từ các bác sĩ để xem liệu họ có cần đến sự hỗ trợ của kính mắt hay không.

Từ năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một kế hoạch dài hạn trong 5 năm nhằm nâng cao dịch vụ công cộng và ý thức của cộng đồng về mắt.

Nguyên nhân khiến phân nửa dân số Trung Quốc từ trẻ đến già có nguy cơ bị cận thị và phải đeo “đít chai” cả đời - Ảnh 3.

Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất dành cho những vấn đề này chính là tăng cường các cuộc kiểm tra thị lực định kì.

Tuy thế, ông Chen lo ngại rằng kế hoạch này vẫn chưa triệt để, đặc biệt là đối với các cộng đồng người nhập cư vì họ luôn gặp khó khăn trong việc đăng kí hộ khẩu. Dù vậy, ông vẫn hy vọng những bất cập này sẽ sớm được giải quyết.

Nguồn: South China Morning Post