Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch: “Đừng sợ nợ, ai rồi cũng nợ thôi”

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 05/08/2021

Không thua gì cách Tào Tháo năm xưa "uống rượu luận anh hùng", các cô cậu Gen Y, Gen Z luôn có những lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục để nói về nợ nần - chuyện ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời.

Chuyện nợ nần vốn "ám ảnh" nhiều thế hệ người Việt với sự mặc định: nợ nần là túng thiếu. Tuy vậy, quan điểm mới của nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch lại được rất nhiều bạn trẻ ủng hộ.

Ở một đất nước đã trải qua quá nhiều khó khăn và túng thiếu như Việt Nam, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta luôn cho rằng nợ nần là khởi nguồn của mọi bi kịch. Ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh được dạy về nợ nần như là lý do khiến chị Dậu phải bán con, Mị phải cưới A Sử để trừ nợ và Lão Hạc cũng vì sợ nợ mà bán đi Cậu Vàng.

Khi cuộc sống trở nên hiện đại hơn, người trẻ lại có những góc nhìn cởi mở hơn về chuyện nợ nần. Các thế hệ Gen Y, Gen Z không còn coi nợ nần là túng thiếu, đáng sợ mà ngược lại, họ coi đó như là một việc hiển nhiên của những người biết lập kế hoạch tài chính một cách thông minh.

Mới đây, nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thạch cũng đưa ra chủ kiến về vấn đề này. Trên trang Facebook cá nhân, anh cho rằng nợ giống như một động lực để mình cố gắng hơn và khuyên mọi người đừng ngại mượn tiền, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Tác giả của "Khóc giữa Sài Gòn" còn nhắn nhủ thêm: "Đừng sợ nợ! Ai rồi cũng nợ thôi!".

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch: “Đừng sợ nợ, ai rồi cũng nợ thôi” - Ảnh 1.

(Ảnh: FB cá nhân)

Quan điểm "Ai rồi cũng nợ" tưởng như là điều khó chấp nhận đối với "thế hệ không thích cúi đầu" như Gen Z, nhưng thực tế đây lại là xu hướng mới của của những người trẻ. Khát khao thể hiện cá tính hiện đại, bản lĩnh được thấy rõ ở cách "nợ thông minh" của Gen Z.

Thay vì nợ nần một cách bị động, giới trẻ ngày nay tìm đến các dịch vụ Dùng trước - Trả sau (Buy now - Pay later) có cơ chế hoạt động như thẻ tín dụng. Bằng cách này, họ có thể ứng một số tiền nhất định để chi tiêu, rồi trả lại vào tháng sau mà không phải mất một đồng lãi suất nào.

Phương pháp này giúp Gen Z tự chủ tài chính, thoát cảnh "ngại ngùng" khi vay mượn người thân, bạn bè hay "cứu tinh" cho những tình huống cần tiền gấp, khó xoay xở kịp. Không những thế, nhiều Gen Z còn nghĩ cách "dùng tiền đẻ ra tiền" nhờ phương pháp này.

Minh Phượng, sinh viên năm 2 trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết: "Mình dùng Ví Trả Sau của MoMo để chi trả hầu hết phí sinh hoạt, còn thu nhập nhờ dạy kèm online thì mang đi gửi tại các kênh tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời". Dù biết những khoản tiền tích luỹ có thể chưa nhiều, nhưng Minh Phượng cho rằng: "Tích tiểu thành đại vẫn tốt hơn là để tiền nhàn rỗi".

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch: “Đừng sợ nợ, ai rồi cũng nợ thôi” - Ảnh 2.

Ví Trả Sau là một trong những dịch vụ dẫn đầu xu hướng Buy now - Pay later tại Việt Nam.

Minh Phượng không phải là người trẻ duy nhất tận dụng các dịch vụ "Buy now - Pay later" để quản lý tài chính một cách thông minh. Đông đảo các bạn trẻ ngày nay coi xu hướng vay nợ hiện đại này như một cách để họ theo đuổi lối sống "phóng khoáng nhưng trách nhiệm". Họ không trì hoãn khao khát của bản thân, sẵn sàng mua ngay những món đồ yêu thích bằng cách ứng tiền tại các tổ chức tài chính uy tín, và sau đó làm việc một cách trách nhiệm và có động lực hơn để chi trả khoản tiền đó.

Trên bài đăng Facebook, nhà văn Gen Y Nguyễn Ngọc Thạch cũng nhìn nhận: "Trong mùa dịch khó khăn này, nếu có một sản phẩm cho phép mình dùng xoay sở các khoản chi tiêu thường nhật rồi trả sau (35 - 45 ngày) thì quá tiện phải không? Vừa nợ vừa có phương thức chi tiêu thông minh, tội gì không thử?".

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch: “Đừng sợ nợ, ai rồi cũng nợ thôi” - Ảnh 3.

Chia sẻ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch được đông đảo bạn trẻ ủng hộ. Nguồn: FB cá nhân

Tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ Tài Chính trên MoMo tại đây: https://momo.vn/tai-chinh-4-khong.