Những sự thật hay ho về ngôn ngữ: Thế giới có hơn 7.000 thứ tiếng, một từ vựng phải đọc 3,5 giờ mới xong

Đông, Theo Phụ nữ mới 06:35 30/10/2023

Có rất nhiều sự thật thú vị về ngôn ngữ đấy nhé!

1. Có hơn 7.000 ngôn ngữ trên thế giới

Theo Ethnologue, hiện có khoảng 7.139 ngôn ngữ được công nhận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, số lượng này đang giảm dần, ước tính khoảng 2.400 ngôn ngữ có nguy cơ biến mất. Trong đó, Papue New Guinea là quốc gia có nhiều ngôn ngữ được sử dụng nhất thế giới, lên đến 840 ngôn ngữ. Song, theo một bài báo của WorldAtlas, chỉ có 3 ngôn ngữ được công nhận chính thức tại Papua New Guinea, đó là Tiếng Anh, Tok Pisin và Hiri Motu.

Dù nhiều ngôn ngữ là vậy nhưng chỉ có khoảng 23 ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi bởi phân nửa dân số thế giới và ít nhất nửa dân số toàn cầu sử dụng song ngữ.

2. Những ngôn ngữ có ít người nói nhất

Busuu là ngôn ngữ chưa được phân loại, được nói ở phía Nam Bantoid của Cameroon và chỉ 8 người sử dụng. Con số 8 người nói tiếng Busuu được đưa ra vào năm 1986, đến năm 2005 chỉ còn 3 người và nó đang trên bờ vực của sự tuyệt chủng.

Tương tự, theo trang Basic Planet Day Translations, Dumi và Ongota ở Ethiopia cũng là những ngôn ngữ được ít người nói nhất thế giới với 12 người. Thậm chí, trang Short-Fact đưa tin, Lemerig của Vanuatu cũng được xem là một trong những ngôn ngữ ít được sử dụng nhất trên thế giới với có 2 người nói.

Những sự thật hay ho về ngôn ngữ: Thế giới có hơn 7.000 thứ tiếng, một từ vựng phải đọc 3,5 giờ mới xong - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3. Những ngôn ngữ khó học nhất

Theo nghiên cứu của Học viện Dịch vụ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 4 ngôn ngữ được xếp hạng là khó học nhất thế giới (tức mức 4) đối với những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Ả Rập; tiếng Trung Quốc (Quảng Đông và Quan Thoại), tiếng Nhật và tiếng Hàn. Họ phải dành ra ít nhất 88 tuần (tương đương 2200 giờ) để học thuần thục. Tài liệu của FSI gọi chúng là "những ngôn ngữ siêu khó".

4. Tiếng Anh nhiều vựng từ nhất

Theo một bài viết trên trang Lexilab, tiếng Anh là ngôn ngữ có số lượng từ vựng lớn nhất trên thế giới với 1.025.109,8 từ. Trên thực tế, ước tính 5.400 từ tiếng Anh mới được tạo ra hàng năm, mặc dù chỉ khoảng 1.000 từ trong số này được sử dụng rộng rãi.

5. William Shakespeare đã phát minh ra 1.700 từ

William Shakespeare là người đã phát minh hơn 1.700 từ. Ông đã làm điều này thông qua sự thay đổi danh từ thành động từ, động từ thành tính từ, kết hợp từ, thêm tiền tố, hậu tố để tạo ra những từ mới khác. Dựa trên thống kê này có thể nói, Shakespeare chính là người phát minh ra nhiều từ vựng nhất.

Một số từ mà Shakespeare sáng tạo ra như: Accommodation (sự điều tiết, sự thích nghi, chỗ ăn chỗ ở...), Admirable (đáng ngưỡng mộ), Agile (nhanh nghẹn), Amazement (kinh ngạc), Bedroom (phòng ngủ)...

6. Mỹ không có ngôn ngữ chính thức

Tờ CNN đưa tin, Mỹ không có ngôn ngữ chính thức vì các nhà sáng lập thấy không cần thiết phải tuyên bố một ngôn ngữ chính thức. Nhưng số bang đã quyết định tự chọn ngôn ngữ của riêng mình. Dù Mỹ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không có ngôn ngữ chính thức, nhưng có hơn 300 thứ tiếng được sử dụng khắp quốc gia này khiến Mỹ trở thành nơi đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.

Những sự thật hay ho về ngôn ngữ: Thế giới có hơn 7.000 thứ tiếng, một từ vựng phải đọc 3,5 giờ mới xong - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

9. Học ngôn ngữ thứ hai giúp phát triển não bộ

Biết nói nhiều hơn một ngôn ngữ mang đến rất nhiều lợi ích mà một trong số đó là giúp não bộ trở nên thông minh hơn và tăng khả năng tập trung. Học song song hai ngôn ngữ cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa quá trình lão hóa.

10. Tiếng Nga được sử dụng rộng rãi ở châu Âu

Theo trang Wordspath, tiếng Nga là ngôn ngữ phổ biến nhất tại châu Âu với khoảng 160 triệu người bản ngữ, xếp thứ hai là Tiếng Đức với khoảng 97 triệu người sử dụng. Tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cũng là những ngôn ngữ phổ biến tại đây.

11. Có khoảng 160 phương ngữ tiếng Anh

Mặc dù không thể xác định số lượng chính xác phương ngữ tiếng Anh, người ta ước tính có 160 phương ngữ của ngôn ngữ này trên khắp thế giới. Phương ngữ, phương ngôn, thổ ngữ, hay tiếng địa phương, là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thổ. Phương ngữ được chia thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội.

Những người lần đầu học ngôn ngữ sẽ khó để phân biệt các phương ngữ nhưng người nói tiếng Anh bản ngữ thường nhanh chóng nhận ra ai đến từ vùng nào qua cách phát âm của người đó.

12. Từ vựng có đến 189.819 chữ cái

Tờ Mentalfloss chỉ ra, "Methionylthreonylthreonyglutaminylarginyl...isoleucine" là một trong những từ siêu dài. Nó là tên hóa học đầy đủ của protein titin ở người với 189.819 chữ cái và mất tới ba tiếng rưỡi để phát âm. Từ vựng này bao gồm tên hóa học và về cơ bản là không có giới hạn về độ dài của chúng. Ví dụ, việc đặt tên cho một phân tử DNA, với hàng triệu triệu cặp bazơ lặp lại, cuối cùng có thể tạo ra hơn 1 tỷ chữ cái.

Còn từ vựng dài nhất được ghi nhận bởi Sách Kỷ lục Guinness Thế giới là một từ ghép tiếng Phạn có 195 ký tự (tương đương 428 chữ cái trong bảng chữ cái La Mã) để miêu tả một loại acid amin: "Nirantarāndhakāritā … lokān".

Với 45 chữ cái, "Pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis" lại là từ được định nghĩa dài nhất mà bạn có thể tìm thấy trong một cuốn từ điển.

Những sự thật hay ho về ngôn ngữ: Thế giới có hơn 7.000 thứ tiếng, một từ vựng phải đọc 3,5 giờ mới xong - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

13. Tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Theo Lingua Language Center, ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới như tiếng mẹ đẻ tính đến năm 2022 là tiếng Trung Quốc, với khoảng 918 triệu người sử dụng. Tiếp sau là tiếng Tây Ban Nha với gần nửa tỷ người. Tiếng Anh xếp thứ 3 với khoảng 379 triệu người nói như ngôn ngữ mẹ đẻ, song đây lại là ngôn ngữ được sử dụng bởi 1,5 tỷ người như ngoại ngữ hai và cũng chính là thứ tiếng có số người sử dụng đông nhất thế giới.

14. Những ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới

Để phản ánh rõ mức độ quyền lực của ngôn ngữ, Tiến sĩ Kai L. Chan - thành viên xuất sắc tại INSEAD, đồng thời cũng là giảng viên tại Đại học Toronto và Concordia, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu mang tên The Power Language Index (Chỉ số ngôn ngữ quyền lực, viết tắt PLI).

Đến năm 2050, Tiếng Anh chính là ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới và tiếng Trung (Mandarin) ở nằm ở vị trí thứ 2. Tiếng Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ quyền lực thứ 3, sau đó là Tiếng Pháp. Những thứ hạng còn lại thuộc về tiếng Ả Rập - vị trí thứ 5, tiếng Nga - vị trí thứ 6, tiếng Đức - vị trí thứ 7, tiếng Bồ Đào Nha - vị trí thứ 8, tiếng Hindi - vị trí thứ 9 và tiếng Nhật là ngôn ngữ đứng cuối trong top 10 ngôn ngữ quyền lực nhất tính đến năm 2050.

Tổng hợp