Tết nay đã không còn vui trọn vẹn…


Tết nay đã không còn vui trọn vẹn…

Dạo gần đây tôi cứ nghe người ta nói câu này ngày càng nhiều. Hình như càng gần Tết người ta lại càng bước những bước thật chậm. Không phải để cảm nhận cái thời khắc giao mùa đẹp đẽ nhất của năm trôi chậm theo thời gian mà là kiểu trì hoãn không muốn chạm ngưỡng Tết để phải lo hàng tá chuyện trên đời. Tết đã đến cái thời mà người lớn than mệt, người trẻ than nhạt, còn những đứa bé cũng chẳng còn thiết tha…

Những câu chuyện lượm nhặt này sẽ làm cho người ta nghĩ nhiều hơn về chiều sâu của một cái Tết mà ở đó có bao nhiêu thứ phải lo, bao nhiêu vất vả và mệt mỏi gồng lên cho một cái Tết mang tên Hoàn hảo. Liệu Tết như vậy có thực sự vui?

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 1.

Cô hay gánh bánh giầy đi ngang qua nhà tôi mỗi sáng. Thứ bánh dẻo thơm kẹp giữa là miếng chả lụa ngon lành luôn là bữa sáng yêu thích của tôi. Cách đây mấy hôm tôi không còn thấy cô nữa. Hỏi mẹ mới biết giờ cô nhận giúp việc cho một nhà giàu lương cao hơn để có tiền mua áo quần cho mấy đứa nhỏ và sắm sửa chút đồ trong nhà cho có không khí Tết.

- Không có bánh giầy chỗ này thì mua chỗ khác mày làm gì mà ngồi thừ ra vậy?

Tôi nhíu mày mặt bí xị như đứa trẻ vừa bị mất miếng bánh, mẹ tiếp tục:

- Chỉ tội cho cô ấy không có sức khỏe giờ làm cả ngày đâm ra quá sức nên mới nhập viện hôm qua rồi...

Tôi buồn chẳng thiết tha nói thêm lời nào nữa…

Xe cộ ngược xuôi người hối hả

Mang quà chúc Tết ngợp màu Xuân

Khổ cho ai đó nghèo xơ xác

Giục giã tâm can vẫn bần thần.

Tác giả: Nguyễn Đức Tùng

Liệu cô có hiểu những đứa con của mình cũng chỉ mong có một cái Tết vui trọn vẹn là có mẹ, áo quần thiếu đủ có hề chi?  

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 2.

Mẹ và ba dạo này hay cãi nhau mà giận nhau toàn những thứ rất tủn mụn. Ba lúc nào cũng xuề xòa, đơn giản, dễ tính. Mẹ lại là người cầu toàn, chỉn chu, muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Nhưng Tết gần đến mẹ cứ mua sắm nhiều thứ không kể hết. Sau giờ làm ở cơ quan là mẹ lại đi "săn lùng" khắp chợ đầu mối lựa những thứ tươi ngon nhất đến tối mịt mới về. Rồi làm dưa muối, củ kiệu, thịt heo ngâm mắm. Mẹ đã thức rất khuya để nấu thịt cho mềm rồi chưng cất. Ba thấy mẹ làm nhiều ba xót muốn phụ mẹ lại la. Thế là hai người "chiến tranh lạnh" với nhau nguyên cả tuần.

Liệu mẹ có hiểu chẳng cần củ kiệu, dưa món Tết nhà tôi vẫn vui trọn vẹn khi mẹ để ba con tôi san sẻ chuyện nấu ăn?

img
img
img
img
img
img
img


Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 4.

Là chuyện của những đứa bạn tôi. Chúng nó, năm nào cũng vậy cứ Tết là lại rời nhà đi. Không phải xích mích với gia đình cũng không phải chán đời, thất tình thất nghiệp mà chỉ đơn giản ưa dịch chuyển.

- Tết nhà tao ngày càng nhạt :(

- Ừ! Tết nhà tao năm nào cũng phải quần quật dọn nhà từ sáng tới tối mà vẫn không hết việc :((

- Ba tao thì rủ bạn về nhậu bét nhè suốt cả ba mùng hết Tết =)))

- Mẹ tao thì không cho tao đụng vào cái gì trong nhà sợ đổ bể -__-

- Thế đi chơi cho lành hết đi chúng mày ạ, ở nhà thì chỉ bị ăn mắng! :D (y)

Người trẻ họ ghét Tết như vậy sao lại đành im lặng bỏ đi mà không thử mở lời với ba mẹ? Liệu họ có hiểu rằng nếu mình thử trải lòng với gia đình, Tết sẽ trọn vui khi cả nhà cùng tạo nên một chuyến du xuân?  

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 5.

Mấy nay lướt Facebook, tôi có để ý về bài văn của một em học sinh than thở về Tết gia đình mình. Tôi bỗng nhận ra hình như mình cũng đã từng là đứa trẻ đó mỗi mùa Tết đến, chỉ khác là tôi chưa bao giờ dám nói điều mà em hồn nhiên kể ra: Những món ăn ngon, hoa quả trang trí đủ đầy thay thế cho những tiếng cười, hình ảnh mẹ lụi hụi quần quật suốt cả ngày…

Liệu rằng cậu bé có viết được một kết bài đẹp cho bài văn của mình ngoài đời thực khi nói cho ba mẹ hiểu chẳng cần vật chất đủ đầy vẫn trọn vẹn Tết vui?  

img
img
img

Những câu chuyện trên đây đều mang hình ảnh của một cái Tết Hoàn hảo mà thiếu đi tình trọn vẹn. Và chúng ta ai cũng đã từng phải sắm một vai "hoàn hảo" cho mỗi mùa Tết qua.

Trong vai diễn đó chúng ta mang một cái áo Tết quá rộng, với diện tích bằng chiều dài của sự cầu toàn nhân chiều ngang của "bệnh hình thức".

Thật may còn có những gia đình Việt Nam hiện đại vẫn hiểu được câu nói "Chẳng cần thật hoàn hảo, vẫn trọn vẹn Tết vui" mà mang hai chữ "Trọn vẹn" đến Tết nhà mình.

Tết trọn vẹn là khi ta hiểu rằng sự đủ đầy vật chất không đong đủ niềm vui tinh thần, sự cầu toàn khắt khe "giam lỏng" những rắc rối dễ thương, sự sắp đặt hình thức làm hẫng đi những  tiếng cười.

Nếu còn phân vân giữa khuôn mẫu hoàn hảo hay trọn vẹn hãy lắng nghe nghệ sĩ nói về cái Tết mà họ chọn.  

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 7.

Nghĩ về đồng lương của người lao động eo hẹp trước sức tăng giá cả hiện nay, phải cắt giảm, chi tiêu dè xẻn. Thì những thứ làm niềm vui nho nhỏ cho phụ nữ ngày Tết như làm bộ móng, uốn đầu tóc... có lẽ cũng phải nhịn. Thắt chặt hết mức như vậy mà tính ra vẫn không đủ tiền để chi tết. Tết Hoàn hảo đối với những người lao động nghèo quả là một điều xa xỉ. 

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 8.

Người lớn quá câu nệ vào một cái Tết với nhiều phong tục, nghi thức truyền thống, một cái Tết hoàn hảo, khiến người trẻ trở nên quá bó buộc và mất đi giá trị tinh thần nguyên sơ của nó - là sum họp. Chính lẽ đó Tết hiện đại nên là cách tiếp cận gần hơn với những giá trị thiết yếu của thời cuộc nhưng không có nghĩa là quay lưng với những giá trị truyền thống.   

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 9.

Đừng cố mong đợi sự hoàn hảo trong khi bản thân mình thật sự cảm thấy nó áp lực. Tết là thời gian để thư giãn, để nghỉ ngơi, để tận hưởng những phút giây bên gia đình người thân, thế sao không làm cho nó trọn vẹn hơn với những nụ cười hạnh phúc của chính mình, của những người thân bên cạnh?  

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 10.

Hoàn hảo như là một cô gái có số đo ba vòng chuẩn mực còn chúng ta nhưng những người thừa cân lại cứ o ép mình trong cái khuôn ấy. Thở cũng không nỗi, đi cũng không xong thì Tết vui trọn vẹn kiểu gì đây?

Vậy thì hoàn hảo nhưng theo cách của trọn vẹn là một cái Tết không ai phải gấp gáp, không ai phải ráng làm cho đẹp, nấu cho ngon, mua sắm cho đủ đầy, mọi người cứ làm những gì mình thích bằng việc tận hưởng những khoảnh khắc bên nhau.

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 11.

Tết trọn vẹn đó là hình ảnh những tiếng cười ngập tràn trong một gian nhà nơi ba đang lau cánh quạt, mẹ sắp trái cây đặt bàn thờ, con cắt dán những cánh mai đào treo cửa…

"Chim có tổ người có tông", chúng ta từ lâu đã quen thuộc với hình ảnh một cái Tết chuẩn mực trong gia đình, trong những bài học của cô giáo rằng không gì hoàn hảo hơn bằng mâm cỗ tất niên với bánh chưng, gà trống, dưa hành, xôi gấc đỏ; con cháu, bố mẹ, ông bà cùng quây quần bên nhau trong thời khắc điểm năm mới…

Thời gian trôi qua, Tết phần nào đã thay đổi nhiều theo lối sống hiện đại của giới trẻ. Những giá trị tinh thần vốn dĩ của Tết có quá nhiều nét đổi khác làm ảnh hưởng đến nét đẹp truyền thống của cái Tết ngày xưa.

Người ta thích đi du lịch vào dịp tết thay vì cùng nhau hì hục ngồi canh nồi bánh chưng nấu dở, người ta thường mua những câu đối in sẵn ở chợ Tết thay vì tự tay viết chữ thư pháp treo tường. Những cảnh đó thưa dần khiến người lớn vẫn muốn níu lấy những giá trị truyền thống nhất nhất bảo con cháu phải làm theo. Thay vì im lặng sao chúng ta không thử một lần lên tiếng nói lên suy nghĩ của mình để truyền thống lẫn hiện đại, hoàn hảo cùng trọn vẹn được hòa trộn để Tết trọn vẹn vui?

Bớt đi những rườm rà, cầu kỳ; giản lược đi những nghi thức xã giao không có nghĩa là quay lưng lại với những giá trị truyền thống mà là "nắm tay" truyền thống đi cùng với hiện đại, để chúng ta có thể thoải mái vẽ nên một cái Tết mong muốn một cách phóng khoáng hơn.  

Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 12.

"Chẳng cần thật hoàn hảo, vẫn trọn vẹn Tết vui" chính là nụ cười của mẹ, của chị trong bữa cơm ngày Tết. Là những câu chuyện của ông và ba khi ngồi cùng nhau bên tách trà nóng đưa chuyện xưa cũ. Là những cái ôm thật chặt mẹ từ đằng sau bù cho những ngày thường không thể làm nũng. Đó sẽ vẫn là một cái Tết đủ đầy nhưng thật hiện đại, không phải câu nệ nghi thức, một cái Tết thật sự hạnh phúc bên những người mình yêu thương.

Giữa trọn vẹn có hoàn hảo, trong truyền thống có hiện đại, một cái Tết cho chúng ta trải nghiệm đủ những cung bậc cảm xúc khi đi qua mỗi độ xuân cuộc đời là bạn đã làm nên những thanh xuân ý nghĩa cho mình và cho cả gia đình.

img
img

Đã đến lúc cần cất lời: Ba mẹ ơi, con muốn… Vì Tết chỉ trọn vẹn vui khi ta trải lòng và thoải mái với những điều ta làm mà mưu cầu chi sự hoàn hảo.

Bánh chưng có thể không vuông nhưng vẫn thơm mùi nếp. Tết có thể không Hoàn hảo nhưng vẫn Trọn vẹn tình thân. Đừng tự làm khó mình, đừng bắt tết phải trở nên hoàn hảo, hãy làm nó trọn vẹn theo cảm nhận và suy nghĩ của mỗi chúng ta.

Trước thềm năm mới, mọi người có thể cảm nhận một cái Tết vui không cần phải tô vẽ thật hoàn hảo qua clip của Huỳnh Lập,bạn hãy xem để tìm ra thông điệp Tết vui trọn vẹn thật riêng cho chính gia đình mình nhé!


Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng tạo nên cái Tết hoàn hảo mà chuyện ăn Tết bỗng dần mất vui? - Ảnh 15.
A.D
A.D
Theo Trí Thức Trẻ14/02/2018