Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986?

Phúc Du, Theo Trí Thức Trẻ 14:31 12/02/2018

Khi tạo hình Nữ vương của Triệu Lệ Dĩnh trong "Tây Du Ký: Nữ Nhi Quốc" được tung ra, netizen xứ Trung đã tranh cãi và cho rằng Triệu Lệ Dĩnh không đủ khí chất nữ vương. Thế nhưng, so với nguyên tác của Ngô Thừa Ân về một nữ vương tuổi mới lớn, ăn mặc mang hơi hướm Ấn Độ thì lại khá sát.

Tây Du Ký: Nữ Nhi Quốc là phần tiếp theo của series điện ảnh Tây Du Ký: Đại náo thiên cung Tôn Ngộ Không Ba lần đánh bạch cốt tinh do đạo diễn Trịnh Bảo Thụy "cầm trịch" và phát hành dịp Tết Nguyên đán mỗi hai năm một lần từ năm 2014. Trong phần thứ 3 xoay quanh kiếp nạn ở Tây Lương Nữ Quốc, các diễn viên Quách Phú Thành, Phùng Thiệu Phong, Tiểu Thẩm Dương và La Trọng Khiêm đều trở lại với vai Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng.

Trailer 'Tây Du Ký: Nữ nhi quốc'

Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 2.
Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 3.
Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 4.
Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 5.

Kiếp nạn ở Nữ Nhi Quốc là một trong những phần truyện hấp dẫn nhất trong Tây Du Ký. Đặc biệt là ở chi tiết các thầy trò Đường Tăng có bầu khi uống phải nước sông ở nơi này cũng như sự quyến luyến tình cảm của Nữ vương Nữ Nhi Quốc (Triệu Lệ Dĩnh) dành cho Đường Tăng. Ở bản phim lần này, đạo diễn Trịnh Bảo Thụy muốn tập trung hoàn toàn tâm điểm vào mối tình ngang trái giữa Đường Tăng và Nữ vương Tây Lương, một mối tình hai chiều chứ không phải sự quyến luyến đơn phương.

Anh từng chia sẻ với báo giới rằng muốn phần thứ 3 của series điện ảnh Tây Du Ký sẽ mang đậm yếu tố ngôn tình bên cạnh yếu tố thần tiên, hài hước và kĩ xảo.

Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 6.

Triệu Lệ Dĩnh với tạo hình Nữ vương Nữ Nhi Quốc

Một vấn đề đáng lưu tâm nữa chính là tạo hình Nữ vương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh. Từ khi bắt đầu nghiệp diễn xuất đến nay đã hơn 10 năm, Triệu Lệ Dĩnh đã có cho mình một bộ sưu tập khá phong phú những vai diễn cổ trang. Thế nhưng khi cô nàng khoác lên mình bộ áo nữ vương Tây Lương, netizen lại không hài lòng cho lắm. Nhiều ý kiến cho rằng Nữ vương của Triệu Lệ Dĩnh thiếu khí chất quân vương, trang phục còn có phần xa lạ.

Netizen xứ Trung cho rằng Triệu Lệ Dĩnh không đủ khí chất quân vương

Có lẽ lý do là vì nữ minh tinh Chu Lâm gần như đã "đóng đinh" hình ảnh một nữ vương kiêu sa, ngời ngời khí chất cùng vẻ đẹp cuốn hút trong bản phim năm 1986. Tuy nhiên, theo một số nhà phê bình phim ở Trung Quốc thì hình tượng nữ vương do Chu Lâm thủ vai trong bản năm 1986 có nhiều điểm không giống như nguyên tác của Ngô Thừa Ân. Nữ nhi quốc được miêu tả là nằm gần Ấn Độ nên cách ăn mặc phải mang hơi hướm giống người Ấn mới hợp lý. Không những vậy nữ vương còn rất trẻ, tính tình hiếu động, hồn nhiên và phóng khoáng.

Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 8.

Chu Lâm trong bản phim 1986

Trong khi đó, ở bản năm 1986, nữ vương lại ăn vận giống một vương phi Bắc Kinh hơn, tính tình chững chạc, thấu tình đạt lí vì là một nữ vương trưởng thành. Dù Chu Lâm và đạo diễn Dương Khiết đã tạo nên một nhân vật quyền uy, ấn tượng khó phai nhưng có lẽ với những hình ảnh được tung ra thì Triệu Lệ Dĩnh lại chuẩn hình tượng nữ vương tuổi teen, trúng tiết sét ái tình với thánh tăng và dám yêu cuồng nhiệt đến nỗi gây ra đại họa cho vương quốc.

Nói về tạo hình, với phụ kiện là vương miện cùng vòng cổ dát vàng và bộ váy ánh cườm lộng lẫy, trông nữ vương phiên bản mới vừa có vẻ quyền quý và sang trọng của lớp quý tộc Á Đông, vừa có vẻ kiêu sa, lạnh lùng của các bậc nữ vương phương Tây, khiến khán giả gợi nhớ đến hình tượng nữ hoàng Ai Cập Cleopatra hay những vị nữ tướng trong vương quốc Amazon trong thần thoại Hy Lạp.

Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 9.

Có thể nói, việc giới thiệu Nữ nhi quốc, một vùng đất giả tưởng trong tiểu thuyết của đại danh hào Ngô Thừa Ân đã tạo ra cho đoàn làm phim khá nhiều "đất" để tự do thể hiện sự sáng tạo của mình, không bị kiềm chế bởi những giới hạn gò bó về thực tế lịch sử và truyền thống. Hy vọng rằng, với tạo hình hết sức mới mẻ này, Triệu Lệ Dĩnh sẽ có một màn trình diễn thật thuyết phục trong phim để thoả lòng mong chờ của khán giả.

Được biết bộ phim có kinh phí lên đến 1900 tỉ đồng Việt Nam (550 triệu tệ), một mức đầu tư thực sự khủng khiếp để tạo ra những khung cảnh đẹp nhất ở Nữ Nhi Quốc. Phim được quay khắp Đài Loan và 4 tỉnh ở Trung Quốc hòng tìm được những bối cảnh hùng vĩ mang được chất bí ẩn lẫn phóng khoáng.

Trích đoạn Đường Tăng - Nữ vương Tây Lương trong "Tây Du Ký: Nữ Nhi Quốc"

Tạo hình Nữ vương Tây Lương gây tranh cãi của Triệu Lệ Dĩnh thực chất lại sát với nguyên tác hơn bản phim năm 1986? - Ảnh 11.

Tây Du Ký: Nữ nhi quốc sẽ khởi chiếu vào mùng Một Tết Nguyên đán, nhằm ngày 16/2/2018 trên toàn quốc, sneakshow vào ngày 14/2 (Valentine).