Lạnh -50 độ C, nước sôi đóng băng trong nháy mắt

Trang Đỗ (Tổng hợp), Theo Pháp luật xã hội 23:07 07/01/2014

Với <a href="http://kenh14.vn/xa-hoi/nuoc-my-dong-bang-trong-cai-lanh-50-do-c-2014010712262281.chn" target="_blank">nhiệt độ ngoài trời từ khoảng -30 độ C đến -50 độ C</a>, nước sôi có thể đóng băng ngay tức khắc khi vừa mới được hất ra ngoài không khí.

Mỹ đang trải qua đợt lạnh kỷ lục trong vòng 20 năm qua với nền nhiệt tại một số khu vực xuống dưới -50 độ C. Để người dân trên toàn thế giới có thể hình dung ra sự khắc nghiệt của mùa Đông năm nay, rất nhiều nhà khoa học cũng như người dân Mỹ đã làm các thí nghiệm về tốc độ đóng băng của nước sôi khi được hất ra ngoài trời. 

Phóng viên của đài truyền hình ITV đã ghi lại cảnh 1 cốc nước sôi đóng băng trong nháy mắt khi vừa mới được hất ra ngoài không khí ở khu vực Minneapolis, Minnesota, Mỹ. Nhiệt độ được ghi nhận lúc này là -31 độ C.


Trong 1 đoạn clip khác, nhà khí tượng học Eric Holthaus cũng đã làm một thí nghiệm về tốc độ đóng băng của nước trong tiết trời lạnh giá của mùa Đông năm nay. Ông đã đun một nồi nước sôi trong nhà, sau đó hất ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống mức -30 độ C, khiến nước đóng băng khi chưa kịp rơi xuống nước.

Đoạn video do nhà khí tượng Eric Holthaus thực hiện tại Viroqua, bang Wisconsin.

Trên tờ Chicago Tribune, độc giả Sharon Samuelson đến từ thành phố South Elgin, bang Illinois cũng đã gửi lên 1 clip khác cho thấy, chai nước suối của cô đã đông cứng thành đá chỉ sau 7 giây được lấy ra khỏi túi đựng, thậm chí còn chưa bị mở nắp.

Đoạn clip cho thấy chai nước suối đang dần đóng băng khi vừa được đưa ra ngoài túi bọc.

Mùa Đông năm nay, Canada cũng phải hứng chịu thời tiết lạnh giá vô cùng khắc nghiệt. Nhiều khu vực tại quốc gia này cũng giảm mạnh xuống -35 cho tới -45 độ C. Một đoạn clip được ghi nhận tại Porcupine, phía Bắc Ontario, Canada với nhiệt độ -41 độ C đã cho thấy cảnh tượng chân thực nhất về đợt lạnh tại quốc gia này. 

Dòng nước đóng băng khi được bắn ra từ khẩu súng nước.

Đoạn clip ghi lại cảnh nước sôi đóng băng khi nhiệt độ -41 độ C ở Siberia của Nga vào năm 2012.