Thế nào là "nghiện" dùng điện thoại? Hãy hiểu đúng để tự bảo vệ mình, vì có thể bạn sẽ không nghiện đâu

Thanh Lê, Theo Helino 18:40 03/03/2018

Trong đời sống hiện đại, điện thoại di động đang dần trở thành một vật tùy thân bắt buộc của mỗi người. Tuy nhiên, khi mà một thứ trở nên càng quan trọng, chúng ta càng có xu hướng phụ thuộc vào nó nhiều hơn.

Theo thống kê toàn cầu, hiện nay có trên 2 tỷ người có và sử dụng điện thoại thông minh. Trung bình mỗi người kiểm tra điện thoại 85 lần một ngày.

Các hoạt động kiểm tra này bao gồm từ việc chỉ mở điện thoại ra xem linh tinh, đến việc dùng ứng dụng và nhắn tin. Một số khác có kiểu hành vi "nghiện" các chức năng của điện thoại thông minh như cá cược online, chơi game và sử dụng mạng xã hội. 

Nhìn chung hiện tại, mọi người sử dụng điện thoại cực kỳ nhiều. Việc này trông có vẻ như là "nghiện", nhưng thực chất đối với hầu hết mọi người, đây thực ra chỉ là thói quen xấu có thể bỏ được mà không đem lại hậu quả gì đáng kể.

Thế nào là "nghiện"?

Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) đã phân loại "nghiện" là sự phụ thuộc vào một chất, như là thuốc, ma túy, thuốc lá hay rượu. Một người bị nghiện là khi họ phụ thuộc, dựa dẫm tinh thần và hành vi vào chất đó.

Cả hai kiểu nghiện: "nghiện chất" (substance addiction) và "nghiện hành vi" (behavioural addiction) đều ảnh hưởng cách chúng ta xử lý thông tin. Qua một thời gian nhất định, não tự động lập trình để tìm kiếm sự thỏa mãn đến từ những chất hoặc hành vi đang nghiện.

Thế nào là nghiện dùng điện thoại? Hãy hiểu đúng để tự bảo vệ mình, vì có thể bạn sẽ không nghiện đâu - Ảnh 1.

Khi người nghiện được tiếp cận "chất nghiện", nó sẽ kích hoạt dopamine và những hiệu quả thể chất khác (như là giảm stress hay cơn đau). Não sẽ càng ngày càng ít nhạy với "phần thưởng" đó hơn, tức là họ sẽ phải cần những "liều" cao hơn, và dùng thường xuyên hơn.

Việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều không thể giống "nghiện chất" như nghiện ma túy, mà giống kiểu hành vi tự ám thị hơn. Người dùng điện thoại thông minh thường hay kiểm tra điện thoại, tìm cơ hội để tăng dopamine tạm thời, để phân tán sự chú ý trong lúc buồn chán hay những việc nhàn rỗi như đi du lịch hay lúc đi tàu xe.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng buộc phải cảnh báo về nguy cơ một số cá nhân có thể từ thói quen mà chuyển sang nghiện điện thoại. Những người này có thể có những thay đổi tiêu cực về mặt hành vi về lâu về dài, ví dụ như cảm thấy lo lắng và khó chịu, và cực kỳ buồn bã khi họ không được sử dụng điện thoại.

Thế nào là nghiện dùng điện thoại? Hãy hiểu đúng để tự bảo vệ mình, vì có thể bạn sẽ không nghiện đâu - Ảnh 2.

Những người dưới 18 tuổi có rủi ro có hành vi ám thị và nghiện dùng điện thoại nhất, vì thùy não trước chưa phát triển để có thể kiềm chế những ham muốn bộc phát.

Đặc biệt, các nghiên cứu ở Thụy Sĩ gần đây có cho thấy rằng những người dưới 18 tuổi có rủi ro tự ám thị và nghiện dùng điện thoại nhất, vì thùy não trước chưa phát triển đầy đủ để có thể kiềm chế những ham muốn bộc phát.

Điều này cũng có nghĩa rằng hầu hết người trưởng thành sẽ có khả năng kiềm chế việc sử dụng điện thoại tốt hơn. 

Tuy nhiên, trường hợp những người lớn thiếu khả năng kiềm chế và có vấn đề về rối loạn nhân cách, thì vẫn có rủi ro bị nghiện điện thoại cao không kém gì những thiếu niên dưới 18 tuổi cả.

Vấn nạn mạng xã hội

Điện thoại gây nghiện vì những ứng dụng - đặc biệt là mạng xã hội. Nhưng ảnh hưởng bao gồm việc bị "tự kỷ ám thị" - liên tục kiểm tra ứng dụng điện thoại cho đến khi thỏa mãn; hay nghiện hành vi - liên tục tìm kiếm phần thưởng dopamine chỉ bằng cách nhìn vào điện thoại.

Đương nhiên để hiểu rõ những nghiện hành vi này, chúng ta phải xem xét các tính năng của điện thoại thông minh. Mạng xã hội ban phần thưởng cho người dùng bằng "like", "emoji" và khả năng tương tác xã hội với một cộng đồng lớn.

Càng nhiều người tương tác với một bài viết, chúng ta càng cảm thấy vui vì người khác đồng ý với sở thích và suy nghĩ của ta.

Về mặt bản chất, con người luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và ủng hộ từ những người khác. Trước khi có Facebook và Instagram, con người làm việc này bằng những cách khác, như gọi điện hay gặp mặt. 

Sự ra đời của mạng xã hội chính là đánh vào nhu cầu thiết yếu này, và đặc biệt còn khuyến mãi thêm sự tiện lợi và khả năng tiết kiệm thời gian.

Thế nào là nghiện dùng điện thoại? Hãy hiểu đúng để tự bảo vệ mình, vì có thể bạn sẽ không nghiện đâu - Ảnh 3.

Nếu bạn muốn giảm việc sử dụng điện thoại lại, hãy tắt notification đi (Nguồn: Unsplash: Jamie Street)

Những người gặp vấn đề với việc sử dụng điện thoại quá đà như suốt ngày lượn lờ mạng xã hội, stream, chơi game và nhắn tin đều cần phải học cách kiềm chế. Hãy xem mình nhận được gì từ những hoạt động này, và cân nhắc xem mình có thể nhận được thứ tương tự như vậy qua những phương pháp có ích hơn không.

Trong trường hợp như việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều chẳng hạn, hãy tự hỏi bản thân rằng bạn đạt được gì từ việc post bài và trả lời online? Ngoài ra, bạn cũng có thể tự hỏi xem mình có thể đạt được những phần thưởng đó thông qua việc gặp người khác mặt đối mặt hay không?

Nếu làm được những điều trên, chất lượng cuộc sống của bạn được nâng cao, và đồng thời cũng gián tiếp giúp bạn đạt được nhiều thứ trong cuộc sống hơn.

Nguồn: Huffington Post