Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ

ON, Theo Trí Thức Trẻ 15:52 14/03/2018

Không hẹn mà gặp, loạt cựu idol Kpop cùng các chuyên gia để phân tích về lý do quá nhiều nhóm nhạc Kpop hiện nay tan rã.

Làng giải trí Kpop ngày càng biến động mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Hiện tại Kpop đang ở thời kỳ suy thoái, so với số nhóm nhạc ít ỏi tồn tại, số nhóm nhạc chưa được biết đến và âm thầm tan rã mỗi năm nhiều hơn gấp hàng chục lần. H.O, nam thần tượng một thời giờ đây phải trở thành BJ của kênh trực tuyến AfreecaTV để kiếm sống sau khi MADTOWN tan rã, mới đây đã tiết lộ lý do các nhóm nhạc Kpop tan rã nhanh đến thế.

Công chúng luôn nghĩ rằng, idol từ bỏ giấc mơ nghệ thuật của mình vì họ không chịu đựng nổi khi phải trải qua quá trình luyện tập địa ngục, lịch trình không có hồi kết, những cuộc tranh đấu sống còn với các nhóm nhạc khác. Tuy nhiên H.O lại khẳng định rằng nguồn cơn của quyết định từ bỏ chính là sức ép về một khoản nợ không tưởng: "Một khi idol ra mắt, họ bắt đầu tất cả với một khoản nợ khổng lồ".

Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ - Ảnh 1.

"Các công ty tính các mức phí của một nhóm nhạc vừa ra mắt cho tất cả các công đoạn, từ sản xuất nhạc, MV, album cho tới trang phục và chi phí ăn uống. Mất khoảng 500 triệu won (10,6 tỉ đồng) để tạo ra một nhóm nhạc. Nếu nhóm có 7 thành viên, mỗi thành viên ngay lập tức sẽ nợ công ty khoảng 70 nghìn đô la (1,59 tỉ đồng) ngay khi họ ra mắt. Các thành viên chỉ có thể kiếm lời sau khi họ trả hết nợ".

H.O tiết lộ thêm rằng, một nhóm nhạc Kpop hoàn toàn có thể trả được hết khoản nợ 1,59 tỉ đồng này sau khi quảng bá xong album đầu tiên. Điều này có nghĩa là trong một khoảng thời gian dài thần tượng không thu về bất cứ khoản tiền riêng nào mà chỉ chăm chăm trả nợ.

"Các chương trình âm nhạc trên TV thường không trả nhiều. Việc idol tham gia các chương trình đó chỉ để tăng độ nhận diện. Chỉ có các khoản từ phần biểu diễn bên ngoài, diễn concert, sân khấu nước ngoài, doanh thu bán album mới thu về lợi nhuận. Nhưng rất khó để trả hết khoản nợ ban đầu (1,59 tỉ đồng) với số tiền đó. Nếu một nhóm nhạc không nổi tiếng, các thành viên kết cục sẽ phải ôm một đống nợ", H.O lý giải nguyên nhân nhiều nhóm nhạc tan rã phải chật vật sống khổ sau khi tan rã và thậm chí là trong thời gian quảng bá.

Trong một bài phỏng vấn, giám đốc một công ty giải trí chuyên đào tạo các idol khẳng định: "Nếu một nhóm nhạc thành công lớn, tiền sẽ tự động chảy vào túi. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, thắng xổ số còn dễ hơn".

Cựu thần tượng Kpop Siwan của TwiLight, nhóm nhạc tan rã sau 1 năm quảng bá, có lý giải tương tự trên kênh Youtube cá nhân: "Chỉ sau khi nhóm nhạc đó trả xong khoản đầu tư ban đầu, công ty và các thành viên mới kiếm được tiền lợi nhuận. Các nhóm nhạc tân binh được trả ít nhất là 3 nghìn đô la (68 triệu đồng) để biểu diễn ở một nơi nào đó bình thường. Nên để trả hết 1,59 tỉ đồng, nhóm nhạc đó phải chịu đựng đống lịch trình có thể gây chết người".

Được biết, theo văn hóa của làng giải trí Kpop, công ty được phép thu về số tiền đầu tư ban đầu trước khi trả lương cho idol. Một vài nhóm nhạc Kpop như EXID, AOA, INFINITE đã từng đề cập đến vấn đề tương tự. Họ không kiếm ra tiền trong một khoảng thời gian dài vì quy tắc này. "Chúng tôi chưa hề kiếm ra được một đồng nào cả vì chúng tôi vẫn đang phải trả tiền giá trị dự trù của chính mình", nữ ca sĩ Solji (EXID) chia sẻ.

Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ - Ảnh 2.

Với một số nhóm nhạc, hệ thống chi trả dẫn đến những vụ kiện chống lại công ty chủ quản. ZE:A và B.A.P là một trong số ít những nhóm nhạc dám đứng lên, trực tiếp tham gia vào cuộc chiến giành lại đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình.

Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ - Ảnh 3.

B.A.P

Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ - Ảnh 4.

ZE:A

Theo báo cáo, không phải tất cả công ty giải trí đều làm việc theo cách này. 3 ông trùm quyền lực nhất được gọi là Big 3 (SM, YG và JYP Entertainment) không yêu cầu idol phải trả lại tiền đào tạo. Kim Seok Hyun, quản lý cũ của SM Entertainment, tiết lộ trong một bài phỏng vấn: "SM không tính phí đào tạo idol. Idol của công ty SM Entertainment cũng phải trả khoản nợ khi họ vừa ra mắt, nhưng công ty không tính tất cả các khoản bao gồm trong quá trình đào tạo. SM nghĩ rằng đầu tư là đầu tư, và không yêu cầu thần tượng phải trả lại khoản tiền đó. SNSD là một trong những nhóm nhạc có thể kiếm tiền về túi trong năm đầu tiên ra mắt".

Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ - Ảnh 5.
Tiết lộ lý do khiến hàng trăm nhóm nhạc Kpop tan rã, và SNSD tồn tại được vì là trường hợp ngoại lệ - Ảnh 6.

Hơn 400 nhóm nhạc thần tượng ra mắt trong một thập kỷ qua. Nhưng chỉ vài nhóm có thể tồn tại nhưng lại chưa thể thực sự kiếm tiền. Chính vì vậy mà không ít người gọi Kpop là "cuộc chiến sinh tử" ngoài đời thực.

Nguồn: Koreaboo