Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin

Duy Anh, Theo Đời sống Pháp luật 17:09 04/04/2024

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.

Bắc Giang là tỉnh miền núi, cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, địa hình núi chiếm 72% diện tích toàn tỉnh. Tuy nhiên theo Tổng Cục Thống kê, năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,45%, dẫn đầu cả nước.

Thêm một thành công lớn của Bắc Giang trong năm vừa qua đó là công tác thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn FDI. Tính đến ngày 30/11/2023, toàn tỉnh đã thu hút được trên 3,2 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ, đạt kỷ lục từ trước đến nay.

Tính riêng thu hút vốn cấp mới FDI (không bao gồm điều chỉnh), Bắc Giang đứng thứ 2 sau Quảng Ninh và tổng vốn FDI thu hút cả cấp mới và điều chỉnh, Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước, sau các địa phương là Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng với trên 2,9 tỷ USD.

Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đến năm 2050, Bắc Giang đặt mục tiêu là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững. Phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sinh thái, tổ chức sản xuất với các khu, cụm công nghiệp tập trung, chuyên nghiệp; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại, tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp sạch, chất lượng, hiệu quả. Tổ chức không gian phát triển khoa học; hệ thống đô thị hiện đại, thông minh; khu vực nông thôn phát triển hài hòa; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Quy hoạch tỉnh mới được thông qua nên chưa có bản thiết kế chi tiết. Dưới đây là viễn cảnh phát triển đô thị tương lai của tỉnh Bắc Giang được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 1.

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I (thành phố Bắc Giang); 1 đô thị loại III (thị xã Việt Yên); 4 đô thị loại IV (thị xã Hiệp Hòa, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô); 26 thị trấn là đô thị loại V gồm 9 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 2.

Tuỳ theo mức độ đô thị hóa đạt được trong kỳ quy hoạch để xây dựng đề án sắp xếp, điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp huyện, phân loại và phân cấp quản lý đô thị cho phù hợp. Bên cạnh đó, quy hoạch 23 khu đô thị - dịch vụ gắn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 3.

Các khu vực phát triển đô thị gồm: Khu vực đô thị trung tâm tỉnh (khu vực thành phố Bắc Giang và vùng lân cận); Khu vực đô thị hóa tập trung phía Nam tỉnh (khu vực Bích Động - Nếnh và Nam Việt Yên); Khu vực đô thị hóa tập trung phía Tây tỉnh (khu vực Thắng và Nam Hiệp Hòa); Khu vực đô thị hóa tập trung phía Đông Nam tỉnh (khu vực Nham Biền và Tây Bắc Yên Dũng); Vành đai tập trung các khu đô thị sinh thái dọc sông Cầu (Việt Yên - Hiệp Hòa).

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 4.

Về giao thông, quy hoạch 38 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài khoảng 1.128 km, trong đó: Giữ nguyên chiều dài 9 tuyến đường tỉnh hiện có; điều chỉnh chiều dài 7 tuyến hiện có; quy hoạch 10 tuyến đường huyện hiện có lên đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 291 km, quy hoạch mở mới 12 tuyến với tổng chiều dài khoảng 351 km.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 5.

Trong tương lai, tỉnh dự kiến đầu tư tuyến đường cao tốc Nội Bài (Hà Nội) – Bắc Ninh – Hạ Long qua tỉnh Bắc Giang theo quy hoạch đường cao tốc 6 làn xe và triển khai đầu tư xây dựng đường Vành đai V – Vùng Thủ đô với quy mô quy hoạch từng đoạn đạt cấp II 04 làn xe và đường cao tốc 6 làn xe.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 6.

Về định hướng phát triển đường sắt quốc gia: Tỉnh tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo, nâng cấp các tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, Kép – Chí Linh. Khảo sát quy hoạch xây dựng mới tuyến Hà Nội – Đồng Đăng khổ lớn...

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 7.

Trong thời gian tới, Bắc Giang sẽ khảo sát, xây dựng mới ga đường sắt chung thay thế ga Bắc Giang, quy mô 20 héc ta, nằm tại nút giao giữa đường vành đai V – Vùng Thủ đô Hà Nội và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đồng thời nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến Hà Nội – Lạng Sơn khổ đường 1435 m, điện khí hóa.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 8.

Đến năm 2030, quy hoạch 29 khu công nghiệp với diện tích khoảng 7.000 ha (trong đó có 12 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ); quy hoạch 63 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 3.006 ha.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 9.

Quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có 3 khu đang thực hiện, 9 khu quy hoạch mới. Trong 12 khu chức năng có 13 sân golf, gồm: 3 sân golf đang triển khai thực hiện và 10 sân golf quy hoạch mới.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 10.

Đến năm 2030, tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang dự kiến khoảng 55.000 ha, tập trung phát triển các vùng sản xuất vải thiều, cây có múi (cam, bưởi), nhãn, cây na, dứa, ổi... chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với trung tâm là các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động, Hiệp Hòa... Trong đó, riêng vải thiều diện tích khoảng 26 nghìn ha.

Tỉnh miền núi đứng đầu Việt Nam về tăng trưởng kinh tế có viễn cảnh tương lai hiện đại khó tin - Ảnh 11.

Tỉnh Bắc Giang cũng đẩy mạnh việc phối hợp, ứng dụng công nghệ vào tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, đa dạng hóa các hình thức tiếp thị sản phẩm như bán vải thiều trên các nền tảng mạng trực tuyến, qua đó liên tiếp trong nhiều năm, tỉnh là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của cả nước.