Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực "chiến đấu" trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh

Lê Minh Sơn, Theo Phụ nữ Việt Nam 20:57 15/02/2024

Đã có kinh nghiệm 3 năm thi đấu và chiến thuật hết sức ấn tượng, Trần Hoàng Gia Huy (20 tuổi) cùng đồng đội của mình đã giành chiến thắng lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh năm 2024.

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 1.

Từ ngày 13 - 15/02/2024 (tức mùng 4 đến mùng 6 tháng giêng năm Giáp Thìn) Lễ hội vật cầu tại sân Đình Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam chính thức diễn ra

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 2.
Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 3.

Chiều 15/2 (tức mùng 6 âm lịch), làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra trận chung kết Lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang - Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 4.

Lễ hội vật cầu của làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Khi đó, thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 5.

Vật cầu là môn thể thao rèn luyện không chỉ cả thể lực mà còn cả trí lực, đòi hỏi người thi đấu mưu trí, nhanh nhẹn, có tư duy phán đoán nhanh nhạy, sự phối hợp với các thành viên trong của đội mình thật tốt để đưa quả cầu về hố do Ban Tổ chức quy định

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 6.

Sân thi đấu hình vuông có một hố ở chính giữa sân để đặt quả cầu và 4 hố hay còn gọi là gôn ở 4 góc sân. Mỗi đội có 2 cầu thủ, mặc quần trắng, mình trần thắt đai theo 4 màu đỏ, xanh, vàng, tím.

Dựa theo nghi thức cổ truyền, mỗi giải đấu sẽ có 12 đội tham gia, mỗi đội có từ 6-8 thành viên chia thành các bảng đấu. 4 đội cuối cùng sẽ được tham dự trận chung kết

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 8.

Các đội sẽ tìm mọi cách đưa quả cầu đặt giữa sân về hố của đội mình ở 4 góc sân trước sự cản phá quyết liệt của những thành viên đội khác.

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 9.

Trận đấu sẽ có 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút thi đấu. Đội nào đưa được quả cầu về gôn của mình sẽ được thưởng một giải con. Đội nào giành được 3 giải con sẽ được thưởng một giải cái. Trận đấu sẽ kết thúc khi có đội nào giành được giải cái hoặc đã hết 2 hiệp. Mỗi khi giành được giải con, các tuyển thủ phải vái lạy thành hoàng làng.

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 10.

Trần Hoàng Gia Huy là một tuyển thủ tuy mới 20 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm 3 năm thi đấu tại lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh. Trước đó từ 2-3 tuần, đội tuyển của Huy đã tập luyện kỹ càng bài tập như đi bộ lên dốc, vác tạ 20 cân chạy... Huy chia sẻ mình cùng các đồng đội đã lựa chọn chiến thuật tấn công và phòng thủ linh hoạt. Huy đợi đội bạn tấn công trước, đội mình phòng thủ và chớp lấy thời cơ thích hợp để giành quả cầu về gôn của mình.

Trai tráng đôi mươi mình đồng da sắt hừng hực chiến đấu trong lễ hội vật cầu độc đáo làng Thúy Lĩnh - Ảnh 11.

Niềm vui của chàng trai 20 tuổi cùng đồng đội mình khi giành giải Nhất lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh.