Trên phim, vua quan nhà Thanh luôn hào nhoáng nhưng thực chất lịch gội đầu khiến người nghe kinh sợ: 1 tháng/1 lần, nếu vào dịp đặc biệt này phải qua 100 ngày mới được gội

Nguyễn Phượng, Theo Đời sống và Pháp luật 11:10 02/05/2024

Các nhà sử học tiết lộ thời gian gội đầu của đàn ông nhà Thanh khiến hậu thế đặt nghi vấn về độ thơm tho của các nhân vật đình đám trong phim.

Vì sao đàn ông thời nhà Thanh để kiểu tóc đuôi sam?

Theo các nguồn sử liệu ghi lại, nguyên nhân khiến đàn ông Mãn tộc coi trọng kiểu tóc kỳ lạ trên xuất phát từ một tín ngưỡng.

Từ thời xa xưa, tổ tiên của tộc Mãn Châu là người Nữ Chân. Trong quan niệm của bộ tộc này, đầu và tóc là những bộ phận vô cùng được xem trọng.

Vì vậy, nếu đàn ông trong tộc không may chết trận nơi xa trường, hài cốt có thể được táng ở bất cứ đâu, nhưng phần tóc đuôi sam nhất định phải được cắt và đem về tận nhà để an táng, chiêu hồn.

Ngoài ra, kiểu tóc này còn được ưa chuộng bởi nhiều công dụng thực tế trong đời sống.

Trên phim, vua quan nhà Thanh luôn hào nhoáng nhưng thực chất lịch gội đầu khiến người nghe kinh sợ: 1 tháng/1 lần, nếu vào dịp đặc biệt này phải qua 100 ngày mới được gội - Ảnh 1.

Trong quan niệm của người Mãn, đầu và tóc là những bộ phận vô cùng được xem trọng

Cụ thể, người Nữ Chân khi xưa từng lấy việc săn bắn làm kế sinh nhai. Bởi thường xuyên phải cưỡi ngựa và đi săn trong rừng, họ buộc phải cạo đi phần tóc phía trước và tết gọn phần tóc phía sau để tránh bị tóc che khuất tầm nhìn cũng như tránh vướng phải chướng ngại vật.

Hơn nữa, so với những mái tóc dài phải búi cầu kỳ như đàn ông Hán tộc, kiểu tóc của nam giới Mãn tộc giới tiện lợi hơn rất nhiều. Ban ngày khi làm việc họ có thể cuốn gọn phần đuôi sam vào cổ hoặc đỉnh đầu, tới lúc tối khi đi ngủ cũng dễ dàng cởi ra để làm gối.

Liên quan tới kiểu tóc kỳ lạ này, dân gian còn lưu truyền một giai thoại khác.

Theo đó, bộ tộc Nữ Chân từng có một anh hùng kiệt xuất tên là Thúc Cơ Năng. Bởi vì người này ở phần trước trán và hai bên tóc mai đều không có tóc, cho nên còn được gọi là Thốc Phát Thúc Cơ Năng.

Nỗ Nhi Cáp Xích sau khi thống nhất các bộ tộc Nữ Chân đã quyết định để kiểu tóc giống như người anh hùng trên để tưởng nhớ tiền nhân, cũng ra lệnh cho đàn ông trong tộc phải thực hiện theo mình, từ đó nhằm củng cố niềm tin và sự đoàn kết của bộ tộc.

Đàn ông nhà Thanh bao lâu gội đầu một lần?

Người Trung Quốc có câu nói để miêu tả về tục lệ cạo đầu tết tóc của đàn ông nhà Thanh là: "5 ngày tết tóc 1 lần, 10 ngày cạo tóc 1 bận". Thế nhưng lịch gội đầu của họ lại có tần suất không thường xuyên như lịch tết tóc, cạo đầu.

Nếu là thường dân bách tính, việc gội đầu thường chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian mùa xuân và mùa hè. Bởi mùa đông quá lạnh, việc tắm gội của họ trong điều kiện thiếu thốn như vậy đương nhiên sẽ bị hạn chế.

Trên phim, vua quan nhà Thanh luôn hào nhoáng nhưng thực chất lịch gội đầu khiến người nghe kinh sợ: 1 tháng/1 lần, nếu vào dịp đặc biệt này phải qua 100 ngày mới được gội - Ảnh 2.

Nếu hoàng thất có người qua đời, quan lại nhà Thanh phải đợi qua 100 ngày mới được gội đầu

Tuy nhiên, mùa xuân, hè lại là khoảng thời gian bách tính bận rộn cấy cày, làm lụng. Cho nên theo phỏng đoán của các nhà sử học, tần suất gội đầu của họ thường sẽ là 1 tháng 1 lần.

Ngoài ra, họ có thể "phá lệ" gội đầu vào những dịp đặc biệt, ví dụ như trước ngày thành thân hoặc khi đón bằng hữu, thân nhân ở xa tới nhà. Nhưng những dịp "phá lệ" này vô cùng hiếm hoi, bởi Thanh triều đánh thuế tương đối nặng, dân chúng đều đầu tắt mặt tối lo làm ăn chứ chẳng mấy ai có tâm trí nghĩ tới việc đi xa du ngoạn, thăm thú.

Với quan lại, quý tộc, số lần gội đầu của họ có thể nhiều hơn thường dân một chút, dù vậy cũng không thường xuyên như người hiện đại.

Thậm chí, tầng lớp này còn bị "cấm" gội đầu trong một số dịp đặc biệt. Ví dụ như khi hoàng thất có người qua đời (Hoàng đế, hoàng hậu, phi tử... qua đời), cả nước sẽ cử hành quốc tang, quan viên và quý tộc không được phép gội đầu trong khoảng thời gian này mà phải đợi tới hơn 100 ngày sau.

Nguồn: Tổng hợp