Vì sao nhiều người lại thấy chán nản trong hạnh phúc? Hóa ra quá hạnh phúc cũng là một loại khủng hoảng!

Trung Hạ, Theo Phụ nữ Số 06:29 11/03/2024

Nhận thức tiêu cực về bản thân có thể khiến bạn cảm thấy không thỏa mãn và mong muốn được nhiều hơn nữa.

Trên Zhihu có một người dùng mở chủ đề, giãi bày nỗi lòng của mình:

“Vì sao người ta lại cảm thấy chán nản trong hạnh phúc?

Rõ ràng các mối quan hệ xung quanh rất tốt, cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, gia đình êm ấm, nhưng tôi lại cảm thấy có một loại áp lực vô hình nào đó, chỉ muốn một thân một mình, không thể giải thích được”.

Một người dùng khác đã đồng cảm và bóc tách vấn đề trên như sau:

Nếu sở hữu những mối quan hệ tốt, cuộc sống hạnh phúc và gia đình đầy yêu thương, nhưng bạn vẫn cảm thấy chán nản và muốn ở một mình, điều này có thể liên quan đến nhu cầu cảm xúc bên trong, nhận thức về bản thân hoặc căng thẳng trong cuộc sống.

Trước hết, nhu cầu tình cảm của mỗi người là duy nhất, và ngay cả khi hoàn cảnh hiện tại có vẻ hoàn hảo, vẫn có thể nảy sinh cảm giác không hài lòng hoặc thiếu thốn ở bên trong. Điều này có thể liên quan đến giá trị, kỳ vọng hoặc trải nghiệm trong quá khứ của một cá nhân.

Ví dụ, bạn có thể có kỳ vọng cao hơn về mối quan hệ thân mật hoặc tiêu chuẩn cao hơn cho những thành tựu và trách nhiệm của riêng bạn. Khi những kỳ vọng này không được đáp ứng, bạn vẫn cảm thấy bất mãn và chán nản.

Vì sao nhiều người lại thấy chán nản trong hạnh phúc? Hóa ra quá hạnh phúc cũng là một loại khủng hoảng! - Ảnh 1.

Thứ hai, tự nhận thức cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Nếu quá khắc nghiệt hoặc tiêu cực về bản thân, bạn có thể bỏ qua những mặt tích cực xung quanh và tập trung quá nhiều vào những thiếu sót của chính mình. Nhận thức tiêu cực về bản thân có thể khiến bạn cảm thấy không thỏa mãn và mong muốn được nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, căng thẳng cuộc sống cũng có thể là một yếu tố. Ngay cả khi cuộc sống có vẻ hạnh phúc, bạn vẫn có thể phải đối mặt với một số thách thức và áp lực, chẳng hạn như công việc, trách nhiệm gia đình hoặc mục tiêu cá nhân. Những căng thẳng này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, đòi hỏi một thời gian để ở một mình và tự chữa lành.

Song không phải không có cách để hóa giải tình trạng này, bạn có thể thử 4 cách sau:

1. Tự nhìn nhận lại bản thân: Dành thời gian một mình để suy ngẫm về nhu cầu và giá trị cảm xúc của bạn, hiểu những kỳ vọng và tiêu chuẩn bên trong của mình. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và tìm cách đáp ứng nhu cầu của mình.

Hãy tập thói quen nhìn nhận lại mọi thứ vào mỗi buổi tối, nó có thể giúp bạn nhận ra được nhiều điều, để sáng mai bắt đầu ngày mới bằng thái độ mới để khắc phục vấn đề nếu có.

2. Điều chỉnh nhận thức: Cố gắng nhìn nhận bản thân và những thứ xung quanh theo cách tích cực, khách quan hơn. Tập trung vào điểm mạnh và thành tích của bạn, học cách đánh giá cao những nỗ lực và sự cống hiến của chính mình.

Luôn nhớ rằng, con người dùng thái độ nào để đối xử với cuộc đời, thế giới sẽ trả lại điều tương tự. Hạnh phúc là sự lựa chọn, hãy chủ động tìm kiếm hạnh phúc, đừng đứng đó chờ quả ngọt tìm đến mình.

Vì sao nhiều người lại thấy chán nản trong hạnh phúc? Hóa ra quá hạnh phúc cũng là một loại khủng hoảng! - Ảnh 2.

3. Tìm kiếm sự đồng cảm và ủng hộ: Chia sẻ cảm xúc của bạn với ai đó gần gũi và sự giúp đỡ từ họ. Đôi khi, nói chuyện và chia sẻ có thể làm dịu tâm trạng của bạn.

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu trầm cảm kéo dài và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ cố vấn tâm lý chuyên nghiệp. Họ có thể cung cấp lời khuyên và hỗ trợ có mục tiêu hơn.

Tất nhiên, hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau và những gợi ý này có thể không áp dụng đầy đủ cho bạn. Quan trọng nhất là bạn phải nhìn nhận đúng tình trạng của mình, luôn tin tưởng cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Chỉ cần một tia ánh sáng trong vực thẳm tăm tối, nó cũng có thể cứu rỗi bạn khỏi bể khổ vô tận.