Xu hướng đáng ngại: Nhiều căn bệnh kinh khủng từ thế kỷ 19 đang quay lại xâm chiếm nước Anh

J.D, Theo Helino 14:05 11/02/2019

Những căn bệnh tưởng như đã được giải quyết, nay đang dần quay trở lại.

Với sự tiến bộ của y học, qua thời gian nhiều căn bệnh đã được giải quyết. Nhưng lạ thay, loài người lại đang ghi nhận một số căn bệnh từ những thế kỷ trước quay trở lại, với nguy cơ tạo nên một dịch bệnh lây lan. Như mới đây, hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS - Anh Quốc) đã cho thấy có hiện tượng báo động về xu hướng các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm đang gia tăng.

Chẳng hạn như chứng bệnh mang tên "Sốt ban đỏ" - hoặc sốt Scarlet. Chứng bệnh này đã từng khiến trẻ em và những người không khỏe mạnh tại phương Tây thế kỷ 19 ngã quỵ. Ngoài ra, số lượng các ca bệnh nhiễm trùng cũng gia tăng, đạt đến số lượng chưa từng được chứng kiến kể từ thập niên 1960.

Xu hướng đáng ngại: Nhiều căn bệnh kinh khủng từ thế kỷ 19 đang quay lại xâm chiếm nước Anh - Ảnh 1.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2010/2011 đến 2017/2018, số lượng người nhiễm bệnh tại Anh đã tăng gần gấp 3, từ 429 lên hơn 1300. Đáng sợ hơn, số lượng người bị ho gà đã tăng 59%, trong khi đây vốn là căn bệnh tưởng như đã được giải quyết từ hơn 60 năm trước.

Số người mắc gout - vốn được mệnh danh là "bệnh của người giàu" - thời Victoria cũng tăng lên 30%. Tuy nhiên, đáng chú ý là căn bệnh bắt đầu có xu hướng gắn với sự nghèo khó và thiếu thốn việc làm.

Jonathan Ashworth, một chuyên gia y tế chia sẻ: "Sự thật phũ phàng đang khiến xã hội của chúng ta khổ sở hơn. Kể từ năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng đã tăng đến 54%."

Helen Donovan - chuyên gia y tế tại ĐH Royal College cũng tỏ ra đồng tình. "Chính phủ nên nhận trách nhiệm khi không thể che chở cho bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội, đồng thời cần tiếp tục cải thiện hệ thống y tế công cộng," - cô cho biết.

"Có nhiều lý do, nhưng một phần chắc chắn thuộc về việc cắt giảm ngân sách cho y tế."

Xu hướng đáng ngại: Nhiều căn bệnh kinh khủng từ thế kỷ 19 đang quay lại xâm chiếm nước Anh - Ảnh 2.

Cắt giảm ngân sách đồng nghĩa với việc hệ thống y tế ít có điều kiện hơn, và làm tăng tỷ lệ đau ốm, gây gánh nặng cho xã hội. Ngoài ra, đó cũng là hành động làm tăng khoảng cách phân hóa giàu nghèo - điều mà rất nhiều người đang cố gắng khoả lấp.

Và thực tế có vẻ ủng hộ các chuyên gia, khi rất nhiều căn bệnh tưởng đã biến mất từ thế kỷ trước đang dần quay trở lại.

Tham khảo: Science Alert