Xưng hô như thế nào khi nói ngoại ngữ để không bị mắng là bất lịch sự

Duy Won, Theo Trí Thức Trẻ 16:45 08/02/2018

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, nhưng các thứ tiếng trên thế giới cũng rắc rối trong xưng hô không kém.

Ngữ pháp Việt Nam nổi tiếng rắc rối khi vừa khó khăn trong thanh điệu khi phát âm vừa chật vật trong xưng hô làm sao để đúng mực. Trong nhiều ngoại ngữ, cách xưng hô cũng vô cùng phức tạp không kém. Đối với mỗi tầng lớp người phải sử dụng kính ngữ riêng, cách gọi riêng để không bị mắng là "kém sang", "bất lịch sự".

Xưng hô như thế nào khi nói ngoại ngữ để không bị mắng là bất lịch sự - Ảnh 1.

Đối với các tầng lớp xã hội khác nhau, tiếng Hàn sử dụng những cách giao tiếp riêng

Nếu muốn học giao tiếp hiệu quả thì cách xưng hô trong tiếng Hàn là một điều không thể bỏ qua. Kính ngữ trong tiếng Hàn cũng vô cùng phức tạp, rắc tối. Cách nói tôn trọng hay cách nói thường rất quan trọng trong đời sống ngôn ngữ của người Hàn Quốc. Lời nói tôn kính được coi là chuẩn mực của giao tiếp, tạo ra thái độ thiện cảm cũng như nể trọng của đối phương khi giao tiếp.

Phải dùng "tôi, em, cháu" khi nói chuyện trong trường hợp kính ngữ, lần đầu tiên gặp mặt, nói chuyện với người lớn tuổi. 

Dùng trong khi mình bằng tuổi hoặc ít tuổi, thân thiết với người đang hội thoại: "Tôi".

Và có thêm một từ khác cùng nghĩa là tôi (phát âm là naega) nhưng dùng trong trường hợp thân thiết, không quá trang trọng, hoặc thân thiết như 2 trường hợp trên.

Kính ngữ phải được dùng ở đuôi câu (kết thúc câu). Để tạo ra sự tôn trọng, ngoài cách kết thúc câu bình thường gắn một từ khác thì kết thúc đuôi câu tôn kính được gắn một kính ngữ khác sau thân động từ, tính từ.

Kính ngữ tiếng Hàn lại được chia làm nhiều cách phức tạp đòi hỏi người dùng phải phán đoán ngữ cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp mà sử dụng cho phù hợp, tùy thuộc vào địa vị xã hội, độ tuổi, quan hệ gia đình.

Xưng hô như thế nào khi nói ngoại ngữ để không bị mắng là bất lịch sự - Ảnh 2.

Người Nhật nổi tiếng về việc luôn lịch sự trong giao tiếp

Người Nhật cũng nổi tiếng về tính cách lịch sự trong giao tiếp mà kính ngữ chính là biểu hiện của tính cách này, tùy vào không khí, tình huống giao tiếp mà cách nói chuyện sẽ khác nhau.

Đối với các chủ cửa hàng, có tận 3 cách để người bán phải lịch sự với người mua: Lịch sự bình thường, lịch sự hơn và lịch sự trang trọng. Trong tiếng Nhật dùng từ càng dài thì càng lịch sự.

Thông thường, lịch sự đầu tiên được dùng với các mối quan hệ mới quen, hoặc đã quen rồi nhưng không thân thiết (ít khi nói chuyện cùng), địa vị thường là ngang nhau. Ví dụ như khi hỏi đường, trong các quán ăn, cửa hàng, siêu thị…

Người dưới nói với người trên trong trường hợp khá thân thiết: học sinh – giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ môn…

Lịch sự, tôn kính dùng trong các mối quan hệ nhân viên – khách hàng, giám đốc, đối tác làm ăn, khi đi phỏng vấn xin việc, khi muốn tỏ thái độ kính trọng đối với người nghe (ví dụ với người già), trong những trường hợp trang trọng, học sinh – giáo viên, thầy hiệu trưởng...

Tiếng Nhật còn có "khiêm nhường ngữ" dùng để nói về hành động của bản thân mình, có ý nghĩa tự giảm nhẹ cái tôi, những hành động mà bản thân mình làm. Nhằm tỏ ý, giữ ý tôn trọng khi nói với người khác, với người có địa vị trên mình, với người mới quen, hoặc khi nói chuyện qua điện thoại.

Xưng hô như thế nào khi nói ngoại ngữ để không bị mắng là bất lịch sự - Ảnh 3.

Tiếng Pháp, ngôn ngữ của tình yêu, mọi người luôn tôn trọng nhau trong các cuộc nói chuyện

Trong tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha... để giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau cũng có các cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân theo các quy tắc lịch sự, đúng chuẩn mực của xã hội, thậm chí trong các cuộc cãi vã.

Một điều không thể thay đổi là trong các cửa hàng, nhà hàng, quán ăn... nhân viên bán hàng phải luôn luôn tôn trọng khách, không bao giờ được phép bất lịch sự, lớn tiếng, chửi mắng khách nếu không sẽ bị đuổi việc, thậm chí có thể bị kiện. 

(Nguồn tham khảo: Thông tin Hàn Quốc - IchiGo)