1001 bí kíp để không "toát mồ hôi" khi ôn thi môn Văn

Bikipmuathi.vn, Theo Trí Thức Trẻ 14:19 03/06/2016

Các bạn hãy cùng bikipmuathi.vn và anh Phạm Minh Nhật ôn tập môn Văn nhé!

Ngữ văn có thể xem là một trong những môn khiến các sĩ tử... ngại nhất khi đi thi, vì kiến thức thì nhiều, lại không phải ai cũng có năng khiếu và sở thích viết lách. Để nắm chắc được những kiến thức cơ bản thôi với nhiều người cũng đã là khó, biết làm sao đây khi sắp thi đến nơi rồi?

Bikipmuathi.vn rất hiểu những lo lắng và khó khăn của các bạn sĩ tử đang ôn thi. Chính vì thế ngoài những bài viết, video hướng dẫn, Bikipmuathi.vn sẽ cùng những người hướng dẫn ở các bộ môn livestream ngay trên Fanpage của Kenh14.vn để giúp các bạn được trực tiếp giải đáp những thắc mắc, bổ sung kiến thức trong quá trình ôn tập.

Mở đầu cho chuỗi livestream chia sẻ kiến thức, bí kíp này là anh Phạm Minh Nhật - hiện đang là giáo viên ôn luyện môn Văn có tiếng tại Hà Nội. Đây cũng chính là người đã hướng dẫn các bạn cách ghi nhớ cực nhanh thao tác lập luận văn bản trong các video trước. Vào tối ngày hôm qua, Minh Nhật đã tiến hành hỏi - đáp về môn Văn với các bạn độc giả trên Fanpage Kenh14.vn.

Bằng kinh nghiệm và lối nói chuyện dí dỏm của mình, Minh Nhật đã thu hút và giúp đỡ được không ít bạn tháo gỡ những khó khăn khi ôn luyện môn Văn. Đây hầu hết đều là những kiến thức cơ bản, những lưu ý quan trọng để có thể đạt được kết quả cao nhất khi làm bài.

Dưới đây là một vài "bí kíp" liên quan đến rất nhiều vấn đề mà Minh Nhật trả lời các sĩ tử:

Biện pháp tu từ có hiệu quả nghệ thuật giống nhau, nên trong câu thơ có những biện pháp tu từ như vậy thì nêu hiệu quả của chúng ra sao?

Nêu hiệu quả nghệ thuật thì bắt buộc phải đặt thủ pháp nghệ thuật đấy trong câu để tìm ra tác dụng của nó. Ví dụ như thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, ở trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân không viết là "sông Đà được khơi nguồn từ Trung Quốc", ông viết là "sông Đà được khai sinh", không viết là "chảy vào lãnh thổ Việt Nam" mà viết là "xin nhập Quốc tịch Việt Nam". Ở đây, thủ pháp nghệ thuật nhân hoá làm cho sự vật hiện tượng trở nên có hồn hơn, sinh động hơn. Nguyễn Tuân biến sông Đà thành 1 sinh thể có hồn, có cá tính.

1001 bí kíp để không toát mồ hôi khi ôn thi môn Văn - Ảnh 2.

 Anh Minh Nhật lúc đang đọc câu hỏi các bạn gửi về rất nhiều ở phần bình luận.

Khi trình bày bài văn, giữa các đoạn văn có được xuống dòng bằng cách cách một dòng hay không?

Cách trình bày ở phần nghị luận xã hội hay nghị luận văn học cũng vậy, khi trình bày hết một đoạn văn là hết một luận điểm thì chúng ta xuống dòng và lùi vào một đoạn, để khẳng định rằng chúng ta đang tiếp nối sang luận điểm khác.

Trong câu nghị luận xã hội, thay vì viết bài theo cách thông thường, thì có cách nào sáng tạo để gây ấn tượng với người chấm không, ví dụ như viết thư?

Nghị luận xã hội không thiên về phần hay, mà thiên về phần đúng. Khi làm NLXH là trình bày quan điểm của mình, các bạn không nên trình bày như một lá thư, mà sẽ làm như một bài NLXH bình thường với 600 từ.

Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ?

Ẩn dụ là việc lấy hai sự vật tương đồng để gọi tên nhau. Hoán dụ là lấy bộ phận gọi tổng thể, chất liệu gọi vật phẩm, lấy tác giả chỉ tác phẩm.

Trên đây là những "bí kíp" của môn Ngữ Văn đã được chia sẻ từ anh Minh Nhật. Tiếp theo, Bikipmuathi.vn sẽ cùng anh Nguyễn Quốc Chí - Giám đốc hệ thống học trực tuyến schoolbus.vn livestream để chia sẻ về môn Toán. Cùng đón chờ nhé!

Buổi livestream của anh Nguyễn Quốc Chí - Giám đốc hệ thống học trực tuyến schoolbus.vn chia sẻ những bí kíp về môn Toán sẽ diễn ra vào 19h ngày hôm nay (3/6) trên Fanpage Kenh14.vn tại địa chỉ: https://www.facebook.com/K14vn/?fref=ts

Cùng theo dõi để có được những bí kíp hữu ích nhất nhé!