Lý giải về căn bệnh "nghiện" điện thoại của teen

Lê Vũ Lâm, Theo 11:00 04/08/2011

Dường như chú dế đang trở thành người bạn quá mức thân thiết với teen mình rồi í!

Phải chăng teen đang bị ám ảnh khi liên tục check email hay xem tin nhắn trên dế cưng? Thậm chí, bạn còn ngạc nhiên vì thấy mình làm việc này một cách vô thức... Nếu đúng vậy thì bạn đã chính thức gia nhập "hội những người phát cuồng vì điện thoại" đó nha!
 
 
Tạp chí nổi tiếng Personal and Ubiquitous Computing vừa tiến hành một nghiên cứu và nhận thấy trung bình mỗi "con nghiện" kiểm tra mobile khoảng 34 lần mỗi ngày. Hơn nữa, dường như điều ấy đang trở thành câu chuyện hết sức bình thường. “Điều này quá phổ biến và rất khó tránh khỏi, chúng ta thậm chí còn không ý thức được về việc mình đang làm” – chuyên gia Loren Frank tại trường Đại học California khẳng định.
 
Tại sao teen phải kiểm tra điện thoại liên tục?
 
 
Đầu năm nay, Loren Frank phát hiện chính mình cũng đang kiểm tra di động quá thường xuyên mà không sao lý giải được. Bởi vậy, Loren Frank quyết định ngồi xuống suy ngẫm và tìm ra nguyên nhân – bao gồm 2 bước cơ bản.
 
Trước hết, não bộ của mọi người thích cảm giác nhận được tin nhắn – một điều mới mẻ và thường mang ý nghĩa tốt đẹp: "Mỗi lần bạn nhận được tin nhắn, đó giống như một cú hích, một phản hồi tích cực rằng bạn là người quan trọng. Vậy nên bạn bị 'nghiện' điện thoại" – Loren Frank chia sẻ.
 
 
Khi bộ não đã làm quen với những phản hồi tích cực, việc bạn kiểm tra mobile sẽ diễn ra hoàn toàn tự động và người dùng không hề ý thức được – lúc này hội chứng đã chuyển sang bước thứ 2.
 
Hệ lụy của việc kiểm tra điện thoại liên tục
 
"Bạn sẽ thực sự phải trả giá" – tiến sĩ thần kinh học Adam Gazzaley tại San Francisco (Mỹ) cho biết. Bất cứ khi nào bạn tạm dừng công việc để xem tin nhắn một cách không cần thiết, sẽ rất khó để bạn quay lại với nhiệm vụ ban đầu. Thêm nữa, thường xuyên kiểm tra điện thoại còn khiến bạn lảng tránh giao tiếp với mọi người hoặc quên mất hoạt động thực sự phải làm.
 
 
Đối với Loren Frank, chú ấy nghĩ rằng việc check mail liên tục còn khiến bạn bè xung quanh khó chịu, đặc biệt trong lúc tiệc tùng, tán gẫu... Bổ sung thêm vào vấn đề, giáo sư Clifford NASS tại Đại học Stanford phát biểu: "Mọi người đều không thích phải suy nghĩ sâu, vậy nên việc check mail (xem tin nhắn) là cách giúp họ lảng tránh việc này mà vẫn cảm giác như mình quan trọng lắm".
 
Chẩn đoán hội chứng "nghiện" điện thoại của teen
 
Để phát hiện mình có phải là người bị dế cưng "bỏ bùa" hay không cũng chẳng phải vấn đề quá khó. Theo đó, chỉ cần nhận thấy 1 trong 3 dấu hiệu sau đây, bạn hãy xem xét lại bản thân ngay nhá!
 
 
Thứ nhất, bạn kiểm tra điện thoại nhiều hơn mức bình thường (vài phút lại sờ chú dế một lần chẳng hạn). Dĩ nhiên, nhiều người do đặc thù công việc nên phải liên tục check mail, nhưng hãy thẳng thắn rằng bạn không có nhiều mối quan tâm đến vậy.
 
Thứ hai, bạn thường xuyên khiến đối phương cảm thấy ức chế vì không tập trung vào câu chuyện mà chỉ quan tâm đến chiếc di động. "Nếu bạn được yêu cầu bỏ điện thoại ra xa hơn 1 lần mỗi ngày, bạn thực sự có vấn đề" – nhà tâm lý Lisa Merlo tại Florida chẩn đoán.
 
 
Thứ ba, việc không kiểm tra điện thoại thường xuyên khiến bạn bồn chồn, lo lắng. Hãy thử đặt mobile nằm yên khoảng 1 giờ đồng hồ, nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy trong thời gian ấy – đồng nghĩa rằng bạn đã trở thành "con nghiện" rồi í!
 
Làm thế nào để từ bỏ thói quen này?
 
Rõ ràng, sử dụng di động quá thường xuyên hoàn toàn không tốt và nhiều lúc còn gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ bạn bè, người thân… hoặc làm giảm hiệu quả học tập, lao động của chính teen mình. Do đó, từ bỏ thói quen này là điều cần thiết và bạn có thể tiến hành bằng những phương pháp sau:
 
 
Thừa nhận rằng "căn bệnh" này cần phải chữa trị - bước đầu tiên trong việc phá vỡ thói quen. "Khi bạn nhận thấy mình đang giữ thói quen kiểm tra điện thoại quá mức, bạn có thể quên chúng" – nhà tâm lý Sherry Turkle tại Đại học MIT kết luận.
 
Sau đó, bạn nên quy định những khoảng thời gian không sử dụng dế cưng, hoặc tắt chức năng cập nhật tin nhắn/email của máy đi (tương tự với Facebook). Nếu việc trên khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy bắt đầu với thời lượng ngắn – khoảng 10 phút thôi chẳng hạn, tiếp tục tăng dần cho những lần sau.
 
 
Thậm chí, bạn có thể quy định những khu vực "không di động gì hết" giống như Frank từng thực hiện: "Đầu tiên, tôi đã tự cấm mình xài smartphone trong phòng ngủ. Mỗi khi cần kiểm tra thông tin, tôi đều phải xuống cầu thang và đi đến phòng khách. Dần dần, tôi đã 'cai nghiện' được rồi đấy".