9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả

Nguyên Hằng, Theo Helino 16:48 13/10/2019

Freddish là một bộ quy tắc được nhiều chuyên gia khuyên để cha mẹ áp dụng vào việc dạy con hiệu quả. Các quy tắc này sẽ thay đổi một ý tưởng tiêu cực thành một hành động tích cực tới bất kỳ đứa trẻ nào và thậm chí nó có sức ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng về trưởng thành.


Freddish là một loại ngôn ngữ, hay đúng hơn là bộ quy tắc được gọi là các cách nói chuyện với trẻ em và nó được phát triển bởi Fred Rogers. Ông đã tạo ra chương trình truyền hình dành riêng cho trẻ em mẫu giáo và những vấn đề quan trọng trong cuộc sống và giáo dục của chúng. 

Ông biết rằng trẻ em thực sự nghe thấy mọi thứ và do đó, cách chúng ta nói chuyện với chúng rất quan trọng. Nếu muốn tạo ấn tượng bởi sự đơn giản và đồng thời hiệu quả khi nói chuyện với một đứa trẻ có lẽ bạn nên sử dụng các phương pháp từ ông Rogers. Với 9 bước cơ bản, các bậc phụ huynh thậm chí có thể thay đổi cuộc sống của bản thân và con cái. 

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 1.

Mỗi đứa trẻ sinh ra lớn lên đều không giống nhau, nhưng tất cả chúng đều cần được các bậc phụ huynh đưa ra lời khuyên và đôi khi bạn phải giải thích các quy tắc về đồ chơi, người lạ và những nơi chúng có thể chơi. Trong bộ quy tắc của mình, ông Rogers đã đưa ra những ví dụ điển hình về điều này. 

Bước 1

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 2.

Hãy đưa ra ý tưởng của bạn bằng cách sử dụng những từ đơn giản mà con bạn có thể hiểu và chắc chắn là rõ ràng. Ví dụ: Con sẽ nguy hiểm khi đi với một người lạ. Con sẽ trở nên xấu khi ném đồ chơi khắp nơi. Con có thể nguy hiểm khi chơi trên đường phố. Con rất tệ khi chơi game trên máy tính mà không được phép.

Bước 2

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 3.

Bây giờ hãy cố gắng nói điều tương tự nhưng theo một cách tích cực. Ví dụ: Con rất tốt khi chỉ đi với những người mà con biết. Thật tốt khi con đặt đồ chơi trở lại vị trí. Con sẽ không sao nếu chơi ở nơi an toàn. Con là một đứa trẻ ngoan nếu chơi các trò chơi trên máy tính khi có sự cho phép của người lớn.

Bước 3

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 4.

Trẻ em rất giỏi trong việc phân biệt. Do đó, hãy viết lại suy nghĩ của bạn để truyền đạt cho trẻ rằng con sẽ cảm thấy an toàn khi hỏi ai đó mà con tin tưởng. Ví dụ: Hỏi cha mẹ của con những người nào con có thể đi cùng. Hỏi cha mẹ nơi đặt đồ chơi. Hãy hỏi cha mẹ nơi nào con có thể chơi mà không gặp nguy hiểm. Hỏi cha mẹ của con khi nào con có thể chơi trò chơi máy tính.

Bước 4

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 5.

Bây giờ điều cần thiết nữa là hãy loại trừ tất cả những từ ngữ nghe có vẻ bắt buộc. Về cơ bản, nhiều nghiên cứu cho rằng việc này sẽ giảm đi áp lực cho cuộc sống của con trẻ. Ví dụ: Cha mẹ của con sẽ cho con biết con có thể đi với ai. Cha mẹ của con sẽ cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Cha mẹ của con sẽ cho con biết nơi an toàn để chơi. Cha mẹ của con sẽ cho con biết khi bạn có thể chơi trò chơi máy tính.

Bước 5

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 6.

Từ "sẽ" trong câu nói của mỗi bậc phụ huynh đôi khi không thể hiện được sự chắc chắn để bé có thể thực hiện theo. Vì thế trong bước này nên hạn chế bớt từ này hoặc là bỏ luôn. Ví dụ: Cha mẹ của con có thể cho con biết con có thể đi với ai. Cha mẹ của con có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Cha mẹ của con có thể cho con biết nơi an toàn để chơi. Cha mẹ của con có thể cho con biết khi con có thể chơi trò chơi máy tính.

Bước 6

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 7.


Viết lại suy nghĩ của bạn để loại trừ các yếu tố không áp dụng được cho tất cả trẻ em. Những cụm từ "cha mẹ của con" mỗi một người lớn có thể thay đổi sao cho phù hợp hơn, vì không phải tất cả trẻ em đều sống trong vòng tay cha mẹ. Ví dụ: Người lớn quan trọng với con có thể cho biết con có thể đi với ai. Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Người lớn quan trọng nhất đối với con có thể cho con biết nơi nào an toàn để chơi. Người lớn quan trọng nhất đối với con có thể cho con biết khi nào con có thể chơi trò chơi trên máy tính.

Bước 7

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 8.


Bây giờ điều bạn cần làm là tạo thêm động lực để đứa trẻ có lý do để làm những gì bạn đã khuyên chúng. Ví dụ: Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho biết con có thể đi với ai. Lắng nghe họ là tốt. Người lớn quan trọng với con có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi của con. Nghe những gì họ nói là tốt. Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho con biết nơi nào an toàn để chơi. Thật tốt khi nghe họ nói. Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho con biết khi nào con có thể chơi trò chơi trên máy tính. Lắng nghe họ là tốt.

Bước 8

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 9.


Hãy tập cho con đưa ra ý tưởng của bản thân để tạo thêm động lực một lần nữa. Nhưng lần này, hãy thay đổi từ "tốt" thành một cái gì đó mà không mang giá trị phán xét. Ví dụ: Người lớn trong nhà có thể cho con biết con có thể đi với ai. Lắng nghe họ là quan trọng. Người lớn trong nhà có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Lắng nghe những gì họ nói là quan trọng. Người lớn trong nhà có thể cho con biết nơi nào an toàn để chơi. Nó rất quan trọng để cố gắng lắng nghe họ. Người lớn trong nhà có thể cho con biết khi nào con có thể chơi trò chơi trên máy tính. Lắng nghe họ là quan trọng

Bước 9

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 10.

Cuối cùng, bạn cần liên kết các quy tắc với một số giai đoạn phát triển mà con bạn nên hiểu. Chẳng hạn như: Người lớn trong gia đình có thể cho con biết con có thể đi với ai. Người lớn có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Người lớn có thể cho con biết nơi an toàn để chơi. Người lớn yêu thích của bạn có thể cho bạn biết khi nào bạn có thể chơi trò chơi trên máy tính. Cứ mỗi lần như thế hãy tập cho con lắng nghe, bởi những điều trên rất quan trọng, thậm chí cả việc học lắng nghe thôi cũng là một phần quan trọng của sự trưởng thành. 

Hãy cố gắng hình thành ý tưởng dạy con của bạn theo cách trên, nó có thể giúp con bạn hiểu bạn hơn. Và chúng sẽ làm điều đó mà không có những suy nghĩ tiêu cực, thay vào đó là  động lực và sự tập trung nhằm phát triển bản thân.

9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả - Ảnh 11.