"Bà con gọi cho tôi trị xương khớp", quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán!

NAI, Theo Trí Thức Trẻ 21:45 30/03/2021

Những video quảng cáo thuốc nam này xuất hiện với tần suất dày đặc mà chưa có một phương pháp xử lý cụ thể nào khiến dư luận bức xúc.

Những ngày gần đây, nếu ai hỏi bạn ám ảnh gì trên Internet? Chắc chắn không ít người sẽ bình chọn cho quảng cáo "Bà con gọi cho tôi trị xương khớp" trên YouTube. Với tần suất xuất hiện dày đặt trên tất cả các thể loại video, quảng cáo thuốc nam không rõ nguồn gốc này đang gây ra những tranh cãi gay gắt trong cộng đồng.

YouTube hiện là nền tảng xem video lớn nhất thế giới. Theo một thống kê cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 45 triệu người đang xem YouTube, chiếm hơn 50% dân số. Thế nhưng vì những trải nghiệm không đáng có này đang khiến nhiều người ngao ngán, dần "tìm đường" từ bỏ nền tảng này.

Bà con gọi cho tôi trị xương khớp, quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán! - Ảnh 1.

Quảng cáo gây ám ảnh nhất thời điểm hiện tại...

Trong video quảng cáo thuốc nam không rõ nguồn gốc đó, một người tự xưng là lương y Phạm Thị Lĩnh tuyên bố "Bản thân cô đã chữa hơn 40 năm, chưa có bệnh nhân nào bảo là không khỏi, từ nam ra bắc. Chỉ sợ những người không uống thuốc của nhà cô thôi. Uống là khỏi 100%". Tuy nhiên, đây đều là những thông tin không thể kiểm chứng.

Điều đáng nói, chính YouTube đang để những video quảng cáo không thể xác thực chất lượng này ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý nhiều người sử dụng YouTube cho mục đích giải trí, nhưng kết quả thêm stress vào người.

Nhiều tài khoản cho biết, họ không hề có nhu cầu mua, sử dụng hoặc quan tâm đến các sản phẩm về xương khớp nhưng vẫn phải xem những đoạn quảng cáo tương tự với tần suất dày đặt. Trung bình một video dài 30 phút trên YouTube, người dùng đã phải tắt đến 5 lần quảng cáo.

Bà con gọi cho tôi trị xương khớp, quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán! - Ảnh 2.

Thuốc nam được quảng cáo dày đặc nhưng không hề có kiểm chứng chất lượng từ các cơ quan chức năng

YouTube tiếp cận với nhiều đối tượng người xem, không riêng gì giới trẻ. Nhiều bậc phụ huynh, người già lỡ tiếp cận với những quảng cáo thuốc không nguồn gốc như trên, nhưng vì thiếu kiến thức nên nhiều người đã phải "mất cả chì lẫn chài", vừa tốn tiền vừa chưa biết có khỏi bệnh hay không.

Theo tham khảo chính sách về chăm sóc sức khỏe và thuốc trên trang web của Google, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo tại Việt Nam. Trong danh sách được liệt kê, Việt Nam nằm ngoài danh sách quốc gia được Google cho phép chạy quảng cáo về các loại thuốc. Thế nhưng trên YouTube vẫn nhan nhản những bài thuốc Đông Y, thuốc nam... Phải chăng YouTube đã vi phạm nghiêm trọng chính sách của Google?

Nhiều người dùng YouTube tỏ ra ngao ngán, không còn cách nào khác, họ buộc phải để lại bình luận trên những chợ ứng dụng App Store, Google Play, đánh giá 1 sao cho YouTube nhằm "cầu xin" nhận được sự chú ý của đội ngũ YouTube để giải quyết triệt để vấn đề này.

Bà con gọi cho tôi trị xương khớp, quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán! - Ảnh 4.
Bà con gọi cho tôi trị xương khớp, quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán! - Ảnh 5.
Bà con gọi cho tôi trị xương khớp, quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán! - Ảnh 6.

Nhiều người dùng buộc phải lên tiếng về vấn đề này

Vốn dĩ, quảng cáo thuốc nam, thuốc Đông Y cùng các loại dược phẩm khác đã không còn là vấn đề xa lạ trên YouTube. Cuối năm 2020, người dùng cũng có thời điểm đối mặt hàng tháng trời với quảng cáo "Nhà tôi 3 đời trị sỏi thận..." gây ám ảnh.

Bà con gọi cho tôi trị xương khớp, quảng cáo ám ảnh nhất trên YouTube đang khiến người dùng Việt ngày càng ngao ngán! - Ảnh 7.

Hiện nay, nhiều cơ quan chức năng, báo đài cũng đang tích cực đưa tin, phản ánh những quảng cáo có thể gây hại đến người dùng, đặc biệt là trên những nền tảng có độ tương tác cao như YouTube. Người dùng cũng nên cân nhắc, lên án, khuyên răn những cá nhân có tiền sử bệnh nên đến thăm khám tại các cơ quan y tế, trước khi đổ tiền núi vào những sản phẩm được rao bán không rõ nguồn gốc trên mạng.

Nguồn ảnh: Internet

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày