Cập

Diễn biến dịch ngày 22/3: Số ca mắc COVID-19 mới ở Hà Nội giảm; Chuyển từ kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện

Thực hiện mục tiêu từ kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong, giảm tỉ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp nhất hơn mức trung bình của châu Á.

  diễn biến
  • 13:26:00 22-03-2022

    Vì sao nhiều người ở Cà Mau không đồng ý tiêm vaccine ngừa Covid-19?

    Theo Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau trong số các ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây có nhiều trường hợp chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19.

    Cụ thể, trong 2.714 ca mắc mới ngày 21/3 có 1.513 ca đã tiêm trên 2 mũi, 558 ca đã tiêm 2 mũi, 13 ca đã tiêm 1 mũi, 630 ca chưa tiêm (trong đó, có trong đó 592 ca chưa đủ tuổi tiêm chủng và 38 ca trong độ tuổi tiêm chủng).

    Qua rà soát của các địa phương, nguyên nhân của tình trạng "đủ tuổi nhưng không tiêm" là do người dân không đồng ý tiêm, một bộ phận người dân hiện nay còn có quan điểm người lớn tuổi, ít ra khỏi nhà nên không cần tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc lo lắng cho sức khỏe của mình do các phản ứng sau tiêm có thể gặp phải, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi, có nhiều bệnh nền.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://www.baogiaothong.vn/vi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:26:00 22-03-2022

    Bộ Y tế: Sẽ cấp hộ chiếu vaccine COVID-19 điện tử trên toàn quốc

    Hiển thị 11 trường thông tin

    Chiều 22.3, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo triển khai giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: "Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan thí điểm triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vaccine COVID-19 và triển khai hệ thống thông tin cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Y tế và Tổ chức PATH, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh. Bộ Y tế tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ các địa phương để có thể triển khai hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới".

    Trong khuôn khổ dự án này, Đại sứ quán Anh và Tổ chức PATH hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam để liên kết dữ liệu tiêm chủng quốc gia theo chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới, Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong và ngoài nước, đặc biệt là trong những vùng lãnh thổ trên.

    Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, hiện tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam đã đạt mức rất cao trong khu vực và quốc tế. Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi hoạt động kinh tế xã hội. Chính phủ đã tuyên bố chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15.3.2022. Kể từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực phát triển giấy chứng nhận tiêm COVID-19 điện tử để chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại.

    Chứng nhận tiêm chủng điện tử hiển thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng của người sử dụng thông qua mã QR code.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://laodong.vn/y-te/bo-y-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:53:00 22-03-2022

    Ngày 22/3, thêm 130.735 ca COVID-19 tại 62 tỉnh thành

    TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (16.014), Phú Thọ (5.920), Nghệ An (4.820), Lào Cai (4.544), Hải Dương (4.219), Bắc Giang (3.949), Yên Bái (3.933), Vĩnh Phúc (3.892), Lạng Sơn (3.657), Tuyên Quang (3.569), Đắk Lắk (3.478), Bắc Ninh (3.473), Sơn La (3.338), Hưng Yên (3.327), Hòa Bình (3.324), Thái Bình (3.120), Cà Mau (3.053), Cao Bằng (2.910), Quảng Bình (2.882), Thái Nguyên (2.859), Quảng Ninh (2.682), Lâm Đồng (2.349), Bắc Kạn (2.262), Lai Châu (2.216), Điện Biên (2.204), Hà Giang (1.987), Bình Định (1.959), Quảng Trị (1.895), Hà Nam (1.809), Bến Tre (1.748), Tây Ninh (1.714), Nam Định (1.515), Bình Dương (1.512), Vĩnh Long (1.465), Ninh Bình (1.403), Kon Tum (1.283), Đắk Nông (1.217), TP. Hồ Chí Minh (1.094), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.060), Trà Vinh (1.039), Bình Phước (1.033), Khánh Hòa (1.013), Quảng Ngãi (1.002), Hà Tĩnh (989), Thanh Hóa (979), Hải Phòng (776), Đà Nẵng (747), Phú Yên (739), Bình Thuận (672), Thừa Thiên Huế (632), Quảng Nam (348), Bạc Liêu (228), An Giang (161), Long An (150), Kiên Giang (146), Đồng Nai (98), Cần Thơ (96), Sóc Trăng (74), Ninh Thuận (57), Hậu Giang (50), Đồng Tháp (30), Tiền Giang (17).

    Ngày 22/03/2022, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 35.000 ca, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 33.331 ca, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 26.400 ca và Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 23.687 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-2.793), Hà Nội (-1.902), Bắc Kạn (-1.422).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cao Bằng (+646), Lâm Đồng (+620), Hải Dương (+599).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 153.717 ca/ngày.

    2. Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.338.914 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 84.367 ca nhiễm).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://soha.vn/ngay-22-3-them...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:44:00 22-03-2022

    Ngày 22/3, số ca mắc Covid-19 mới ở Hà Nội giảm còn 16.014 trường hợp, quận Hà Đông dẫn đầu

    Bệnh nhân phân bố tại 487 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.436); Sóc Sơn (1.360); Hai Bà Trưng (1.214); Hoài Đức (1.081); Đống Đa (1.063)

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 1.205.274 ca.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:36:00 22-03-2022

    Bộ Y tế: Chuyển từ kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện do COVID-19

    Đó là một trong những điểm mới trong Chương trình phòng chống dịch COVID-19 theo tinh thần của Chính phủ vừa được đại diện Bộ Y tế chia sẻ tại cuộc giao ban báo chí ngày 22-3 tại Hà Nội.

    Theo đó, căn cứ ý kiến chỉ đạo, góp ý, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết số 38/BQ-CP ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19.

    Mục tiêu của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

    Chương trình sẽ được thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài đến năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình dịch bệnh.

    Cụ thể, Bộ Y tế đưa ra 6 mục tiêu trong thời gian tới:

    1. Đảm bảo đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19.

    2. Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/bo-y-te-chu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:08:00 22-03-2022

    Dung dịch trong kit test nhanh Covid-19 có thể gây độc?

    Gần đây, Mỹ đã có một số báo cáo về các tai nạn do tiếp xúc với dung dịch sử dụng trong bộ kit test nhanh kháng nguyên Covid-19 do chứa sodium azide NaN3 (hay tiếng Việt là natri azua). Đây là một chất không màu, không mùi, không vị, tan tốt trong nước.

    Trả lời Zing, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho biết đối với kit test nhanh kháng nguyên, một số công ty sử dụng NaN3 với vai trò bảo quản cho thành phần protein trong mẫu test không bị phân hủy nhanh trong dung dịch dùng để xét nghiệm. Ngoài NaN3, các chất khác như Triton-X, muối phosphate, Pro-Clin 300 cũng có thể dùng cho mục đích này. Tuy nhiên, ngoài NaN3, các chất khác không có nguy cơ gây độc khi nuốt, ngoại trừ các phản ứng dị ứng, gây ngứa.

    NaN3 từ lâu đã được biết là có độc tính với con người, nếu nuốt phải có thể gây các vấn đề về tim mạch, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, tính độc của NaN3 chỉ thể hiện từ ngưỡng 0,3 mg hấp thụ qua đường tiêu hóa (một người nặng 70 kg). Đây là mức rất cao so với tổng lượng NaN3 có trong các kit xét nghiệm.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/dung-dich-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:29:00 22-03-2022

    Cả nước đã chi tới 19.900 tỉ đồng nhập kit xét nghiệm COVID-19

    Cụ thể về số liệu nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến kit xét nghiệm COVID-19, trả lời Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan cho biết năm 2020, cả nước có 48 doanh nghiệp chi 3,71 triệu USD để nhập khẩu kit xét nghiệm COVID-19.

    Năm 2021, số lượng doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm này tăng lên 166 đơn vị. Điều đáng quan tâm là tổng kim ngạch nhập khẩu kit xét nghiệm COVID-19 đạt 709,39 triệu USD, tăng tới hơn 191 lần so với năm 2020.

    Còn tính 2 tháng đầu năm nay, có 95 doanh nghiệp nhập khẩu kit xét nghiệm COVID-19 với tổng trị giá nhập khẩu đạt 152 triệu USD.

    Như vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu kit xét nghiệm COVID-19 từ năm 2020 đến 2 tháng đầu năm nay là 865,1 triệu USD. Quy đổi theo tỉ giá đồng USD, tổng số tiền mà cả nước đã chi tới 19.900 tỉ đồng nhập khẩu mặt hàng này.

    Về thị trường nhập khẩu kit xét nghiệm COVID-19, chủ yếu các doanh nghiệp nhập sản phẩm này từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Như năm 2020, 2021 và 2 tháng đầu năm nay, số ngoại tệ được chi ra để nhập kit xét nghiệm COVID-19 từ thị trường Hàn Quốc là 2,36 triệu USD, 482,44 triệu USD và 81 triệu USD.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/ca-nuoc-da-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:28:00 22-03-2022

    F0 lo sợ hậu Covid-19 phổi trắng xoá "nhao nhao" đi khám: Chuyên gia đưa ra khẳng định

    Thời gian gần đây khi số ca mắc Covid-19 tăng sau đã khỏi trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, những thông tin về hậu Covid-19 khiến cho không ít người lo sợ.

    Cả tầng chung cư nhà chị Hoài Phương (34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đều trở thành F0. Rất may mắn là tất cả mọi người đều hết bệnh với các triệu chứng rất nhẹ nhàng, chỉ có trẻ con sốt cao mất 1-2 ngày.

    Chị Phương chia sẻ đọc thông tin trên mạng thấy mọi người nói nhiều về hậu Covid-19 nên chị khá lo sợ cho rằng: "Dù đã âm tính nhưng virus vẫn nằm sâu trong phổi khi hệ miễn dịch yếu virus sẽ mạnh lên gây ra tổn thương phổi".

    Cũng vì thể mà một số chị em cùng tầng với nhà chị Phương đã rủ nhau cho bọn trẻ con đi khám hậu Covid-19. Chị Phương tâm sự: "Bọn trẻ con còn nhỏ quá mà bệnh chẳng biết thế nào. Thôi cứ cho bọn trẻ đi kiểm tra tổng thể sau có chuyện gì đỡ hối hận".

    Tâm trạng của chị Phương cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều người sau khi đã là F0 có nên đi khám hậu Covid-19 hay không?

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho hay, hậu Covid-19 là có và đã được ghi nhận trên thế giới. Đặc biệt, hậu Covid gặp ở những người mắc Covid-19 nặng phải điều trị hồi sức. Hậu Covid-19 cũng giống như hậu truyền nhiễm và cần phải hồi phục. Bệnh nhân sau nằm hồi sức phải chuyển sang tập phục hồi chức năng phổi (xơ phổi), khó khăn đi lại (tập tăng cơ)...

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://soha.vn/f0-lo-so-hau-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:23:00 22-03-2022

    Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẵn sàng chống dịch khi du lịch, dịch vụ sôi động trở lại

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa có trao đổi với báo chí về kết quả hội nghị Thường trực Thành ủy họp, cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 21/3.

    Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, thời gian qua, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã bám sát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, chỉ đạo các chủ trương, giải pháp chủ động, sáng tạo, hiệu quả, kịp thời ngay khi dịch tăng cao, tập trung vào 3 hướng chính là: Tiêm vắc xin; tăng cường năng lực điều trị tầng 2, tầng 3 và đẩy mạnh y tế cơ sở để quản lý, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. Thành phố đã phát huy cao độ vai trò, hiệu quả hoạt động của hơn 4.600 tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và hơn 5.000 tổ COVID-19 cộng đồng, thường xuyên tiếp nhận thông tin, tư vấn, quản lý và cấp phát thuốc cho người nhiễm COVID-19; báo cho nhân viên y tế những trường hợp có triệu chứng nặng; tiếp nhận thông tin về nhu cầu cấp giấy hưởng bảo hiểm xã hội để phối hợp với trạm y tế cấp giấy tại nhà cho người dân...

    "Nhờ thực hiện tốt các biện pháp đúng, trúng, cùng sự chung sức, đồng lòng của người dân, Hà Nội luôn giữ vững tình hình từ cơ sở. Tuần qua, số ca mắc có chiều hướng giảm mạnh, đặc biệt tỷ lệ ca tăng nặng, người tử vong tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, hạn chế rủi ro sức khỏe cho người dân", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói.

    Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở nhận thức rõ tinh thần phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay là không được chủ quan, phải tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và thành phố với quyết tâm cao nhất, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền. Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện 3 giải pháp trọng tâm là tiêm vắc xin (đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao), tăng cường năng lực điều trị tầng 2, tầng 3; đẩy mạnh y tế cơ sở để quản lý, hỗ trợ F0 điều trị từ sớm, chú ý ứng dụng các nền tảng công nghệ. Ngành Y tế và các địa phương phải chú ý quản lý, điều trị người bệnh là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền; theo sát kế hoạch của Chính phủ, Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin cho trẻ, kể cả từ 3 tuổi trở lên, chuẩn bị các phương án cần thiết, bảo đảm an toàn để khi được phân bổ vắc xin có thể triển khai được ngay.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/bi-thu-th...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:43:00 22-03-2022

    [Infographic] F0 điều trị tại nhà cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm xã hội?

    Diễn biến dịch ngày 22/3: Trẻ F0 sốt cao, co giật có ảnh hưởng não?; Có tới 76% bệnh nhân gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài đến 6 tháng - Ảnh 1.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/infograp...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:49:00 22-03-2022

    Khỏi Covid-19, mắt người phụ nữ sưng đỏ, không nhìn rõ phải vào viện điều trị gấp, bác sĩ hướng dẫn cách tránh di chứng

    Theo ghi nhận tại các bệnh viện, bên cạnh các triệu chứng như ho kéo dài, đau đầu, mất ngủ, đau ngực, khó thở… thì cũng có không ít bệnh nhân bị đau mắt sau khi mắc Covid-19.

    Tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), gần đây phòng khám mắt của bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đau mắt đỏ do hậu Covid-19. Thống kê của phòng khám mắt cho thấy, có đến 40% trong tổng số bệnh nhân đến khám các bệnh về mắt, mắc bệnh viêm kết giác mạc hậu Covid-19.

    Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Phương Nhung - khoa Mắt, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, các bệnh nhân diễn biến nặng nhẹ tùy theo triệu chứng, tuy nhiên nếu không khám và điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt như tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, nặng hơn gây tổn thương đến võng mạc dẫn tới mù lòa.

    Bệnh nhân Đỗ Thị H. 38 tuổi (ở phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) xuất hiện đỏ mắt, cộm ngứa sau 3 ngày âm tính với Covid-19. Trước đó, bệnh nhân mắc Covid-19 với triệu chứng đau đầu, sốt, ho, đau rát họng.

    Sau khi đến bệnh viện khám mắt, bác sĩ đã chẩn đoán viêm kết mạc hậu Covid-19. Bệnh nhân được kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm dạng thuốc tra, nước mắt nhân tạo, vệ sinh mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

    Bác sĩ CKII Nguyễn Thành Luân - khoa mắt Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu ảnh hưởng Covid-19 lên mắt người, nhưng thế giới đã có. Một nghiên cứu phân tích gộp của tác giả Naser Nasiri (Viện Nghiên cứu tương lai về sức khỏe) và cộng sự năm 2021, dựa trên 38 nghiên cứu trước đó, với tổng số bệnh nhân Covid-19 là 8.219 (phần lớn là nữ giới từ 7 - 65 tuổi).

    Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Phương Nhung - khoa Mắt, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, các bệnh nhân diễn biến nặng nhẹ tùy theo triệu chứng, tuy nhiên nếu không khám và điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt như tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, nặng hơn gây tổn thương đến võng mạc dẫn tới mù lòa.

    Bệnh nhân Đỗ Thị H. 38 tuổi (ở phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) xuất hiện đỏ mắt, cộm ngứa sau 3 ngày âm tính với Covid-19. Trước đó, bệnh nhân mắc Covid-19 với triệu chứng đau đầu, sốt, ho, đau rát họng.

    Sau khi đến bệnh viện khám mắt, bác sĩ đã chẩn đoán viêm kết mạc hậu Covid-19. Bệnh nhân được kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm dạng thuốc tra, nước mắt nhân tạo, vệ sinh mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

    Bác sĩ CKII Nguyễn Thành Luân - khoa mắt Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu ảnh hưởng Covid-19 lên mắt người, nhưng thế giới đã có. Một nghiên cứu phân tích gộp của tác giả Naser Nasiri (Viện Nghiên cứu tương lai về sức khỏe) và cộng sự năm 2021, dựa trên 38 nghiên cứu trước đó, với tổng số bệnh nhân Covid-19 là 8.219 (phần lớn là nữ giới từ 7 - 65 tuổi).

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:58:00 21-03-2022

    Có tới 76% bệnh nhân gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài đến 6 tháng

    Chiều 21/3, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ký kết với các đơn vị phối hợp trong chương trình - Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 năm 2022.

    Theo đó, trong năm 2022, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc triệu chứng và tư vấn, hỗ trợ điều trị hậu Covid-19 cho 20.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 15 tỉnh thành với tổng kinh phí hơn 10 tỉ đồng.

    Tại Lễ kí kết, Ban Tổ chức cho biết, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

    Hậu Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:57:00 21-03-2022

    Trẻ F0 sốt cao, co giật có ảnh hưởng não?

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh - cố vấn khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, trả lời:

    Về tình huống bạn mô tả, trẻ không phải co giật do Covid-19 mà co giật do sốt cao. Việc co giật thuộc về cơ địa trẻ, ví dụ trong nhà có anh trai bị như vậy thì thường đứa em cũng sẽ bị. Thứ hai là trẻ từng bị một đợt thì lần thứ 2 khả năng sẽ bị lại. Như vậy mình cần chuẩn bị thuốc hạ sốt, đừng để khi sốt mới chạy đi mua thuốc thì không kịp.

    Khi trẻ co giật, phụ huynh cần bình tĩnh, việc quan trọng nhất là hạ sốt nhanh thì mới giảm co giật nhanh. Việc phụ huynh ôm trẻ, giữ trẻ, cũng không tác dụng vì chỉ có trong bệnh viện mới bơm thuốc chống co giật cho trẻ còn ở ngoài, chủ yếu là hạ sốt càng nhanh, sẽ hết co giật.

    Nhiều trẻ mắc Covid-19 bị run phụ huynh sẽ tưởng trẻ bị co giật nhưng không phải. Ta có thể hỏi chuyện trẻ, nếu trẻ nói được thì không phải co giật.

    Một lần co giật thì sẽ không ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ, ngoại trừ việc chúng ta để trẻ co giật quá nhiều lần. Vì vậy phụ huynh cứ bình tĩnh, hạ sốt cho trẻ thì tình hình co giật sẽ ổn đinh.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/hoi-nhanh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ