Bức ảnh con sư tử tưởng như "đồ chơi" nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng

L.T, Theo Pháp luật và Bạn đọc 05:16 08/08/2021

Hãng tin CNN miêu tả, bộ lông vàng của chú sư tử con được phủ một lớp bùn nhưng không bị hư hại gì. Răng, da, mô mềm và các bộ phận cơ thể đều nguyên vẹn.

Mới đây, tờ Siberian Times đã công bố bức ảnh về một xác ướp sư tử nguyên vẹn tới mức khiến người ta ngỡ rằng nó là một con sư tử còn sống đang say ngủ hay món "đồ chơi" giống thật. Những thông tin về con vật này càng khiến người ta thêm ngỡ ngàng.

Bức ảnh con sư tử tưởng như đồ chơi nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Có ai nghĩ đây là một xác ướp sư tử?

Đó là bức ảnh chú sư tử Siberian Simba, hay còn được đặt biệt danh Sparta. Đây là 1 trong 2 con sư tử thuộc loài sư tử hang động châu Âu (European cave lion) được tìm thấy vào năm 2017 và 2018 bởi những người săn ngà voi ma mút trên bờ sông Semyuelyakh ở vùng Viễn Đông của Nga. Khi được tìm thấy, chúng trông giống như đang ngủ say và chỉ cần chạm vào là có thể đánh thức chúng dậy.

Hãng tin CNN miêu tả, bộ lông vàng của chú sư tử con được phủ một lớp bùn nhưng không bị hư hại gì. Răng, da, mô mềm và các bộ phận cơ thể đều nguyên vẹn. Ước tính, con vật đã nằm ở đó suốt 28.000 năm qua, móng vuốt của nó vẫn đủ sắc bén để đâm vào ngón tay của một trong những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu mẫu vật.

Bức ảnh con sư tử tưởng như đồ chơi nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Ban đầu, người ta cho rằng 2 con sư tử con là anh em ruột, vì chúng được tìm thấy ở 2 vị trí chỉ cách nhau 15 mét, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy chúng chênh lệch nhau khoảng 15.000 năm tuổi. Boris, tên của con sư tử thứ 2, sống cách đây 43.448 năm, theo kết quả phân tích đồng vị carbon phóng xạ.

"Sparta có lẽ là con vật được bảo tồn tốt nhất trong Kỷ Băng hà từng được tìm thấy, và gần như không bị hư hại gì ngoài việc bộ lông hơi xù. Nó thậm chí còn được giữ nguyên bộ râu, các cơ quan nội tạng bên trong. Boris bị hư hại nhiều hơn một chút nhưng vẫn khá tốt", Love Dalen, giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền học cổ ở Stockholm, Thụy Điển.

Bức ảnh con sư tử tưởng như đồ chơi nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Love Dalen đang thực hiện nghiên cứu xác ướp sư tử có niên đại 28.000 năm

Bức ảnh con sư tử tưởng như đồ chơi nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Nghiên cứu cho biết cả 2 chú sư tử con chỉ mới được 1 hoặc 2 tháng tuổi khi chúng chết. Không rõ chúng chết như thế nào, nhưng Dalen và nhóm nghiên cứu - bao gồm các nhà khoa học Nga và Nhật Bản - cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy chúng bị giết bởi một kẻ săn mồi. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy có tổn thương hộp sọ, trật khớp xương sườn và các biến dạng khác trong bộ xương của chúng.

Dalen nói: "Theo nghiên cứu, chúng tôi chắc chắn chúng đã được chôn cất rất nhanh. Vì vậy, có thể chúng đã chết trong một trận lở đất, hoặc rơi vào một vết nứt trên lớp băng vĩnh cửu. Lớp băng tạo thành các vết nứt lớn do quá trình tan băng và đóng băng theo mùa".

Bức ảnh con sư tử tưởng như đồ chơi nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng - Ảnh 5.
Bức ảnh con sư tử tưởng như đồ chơi nhưng lại ẩn chứa bí mật bị chôn vùi 28.000 năm, mổ bụng ra càng khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng - Ảnh 6.

Trong Kỷ Băng hà cuối cùng, Siberia không phải là nơi hoang vắng như ngày nay. Đây là nơi có số lượng lớn voi ma mút, sói lãnh nguyên, gấu, tê giác lông cừu, bò rừng, linh dương saiga, và cả loài sư tử châu Âu này. Chúng có họ hàng gần với sư tử châu Phi ngày nay.

Người ta không biết sư tử châu Âu thích nghi với cuộc sống ở thời tiết khắc nghiệt ấy như thế nào, nơi có sự thay đổi nhanh chóng của mùa, gió mạnh và mùa đông thì lạnh giá, tăm tối.

Các nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Quaternary, phát hiện ra rằng bộ lông của sư tử châu Âu này tương tự nhưng không giống hoàn toàn bộ lông của sư tử châu Phi. Những con sư tử ở thời kỳ Kỷ Băng hà có lớp lông tơ dài dày có thể giúp chúng thích nghi với khí hậu lạnh giá.

Nguồn: CNN