Câu đố: "Đi thì túm, về thì banh/ Nghe mùi tanh tanh, đụng vào ướt ướt" - Là cái gì?

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 06:32 06/07/2023

Đây là thứ vô cùng quen thuộc, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc thấy qua.

Giữa rất nhiều thể loại văn học dân gian, có một loại hình được nhiều người yêu thích vì vừa thú vị vừa kích thích sự sáng tạo, phát triển trí tuệ. Đó là câu đố. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: Nếu vè thiên về "sự", ca dao nặng về "tình", tục ngữ nghiêng về "lý", thì câu đố nhằm vào "trí". Bởi câu đố thử thách sự thông minh, nhạy bén của những người tham gia.

Chủ đề những câu đố thường gắn liền với đời sống, sự vật, cảnh quan, môi trường, vật dụng trong đời sống hằng ngày. Nếu là một người yêu thích các câu đố dân gian, hãy thử sức với câu sau:

Đi thì túm, về thì banh/ Nghe mùi tanh tanh, đụng vào ướt ướt? - Là cái gì?

Bật mí, đây là một dụng cụ đánh bắt cá quen thuộc với người dân vùng sông nước, rất bình dị, dân dã. Đó chính là... cái Nhá.

Câu đố: Đi thì túm, về thì banh/ Nghe mùi tanh tanh, đụng vào ướt ướt - Là cái gì? - Ảnh 1.

Nhá chỉ hành động đi cất vó, phương ngữ Phú Yên. Cái vó là dụng cụ để bắt cá thủ công, nhất là hứng cá lũ. Cái vó giống hình chiếc nón lá để ngửa; phía dưới có tấm lưới rộng được thắt chặt vào các thanh tre chéo nhau gọi là càng vó, có một sợi dây cột ở trọng tâm để kéo lên mà xúc cá.

Tuy nhiên, muốn có cá, khi hạ xuống, tấm lưới phải bung ra. Miệng vó phía bên hứng cá cần hạ sát đáy sông. Còn phía bên kia, cọng dây phải căng cho thẳng để nâng cao miệng vó, để khi cá vào trong rồi không ra được.

Khi mang nhá ra khỏi nhà, thường người ta sẽ túm lại cho gọn, dễ di chuyển. Nhá hứng cá nên có mùi tanh, lại ươn ướt. Muốn bắt được nhiều cá, người kéo phải biết chỉnh vó, canh nước, đón luồng cá chạy.

Ngày nay hình ảnh những chiếc vó thô mộc đã thưa thớt dần. Với những đứa con xa quê, hình ảnh cái vó còn nhắc nhớ về những kỷ niệm, bởi vậy mới có câu da dao:

"Còn đây cái vó bên sông

Dẫu có theo chồng em vẫn nhớ quê".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày