Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay

Gia Hiển, Theo Trí Thức Trẻ 13:15 29/05/2020

Những sai lầm này còn trực tiếp ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mỗi người chứ không phải đùa đâu!

Mối thù của hội vụng đoảng với bếp núc “thâm sâu” đến mức các nhóm Ghét bếp trên MXH (không chỉ của Việt Nam) đều lên tới cả triệu thành viên, với độ viral các post siêu khủng. Nhưng ngoài tiếng cười giải trí mà những tác phẩm thảm hoạ đem lại, sự thật team ghét bếp phải đối diện là họ ít nhiều đều thiếu những kỹ năng làm bếp sơ đẳng nên mới dẫn đến những sai lầm như vậy. Vui thì vui nhưng vẫn cần phải cải thiện nhé!

Sau đây là 7 việc bếp núc sai bét mà nhiều người vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay. Những sai lầm này còn trực tiếp ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mỗi người chứ không phải đùa đâu!

1. Trữ cà chua trong tủ lạnh

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 1.

Đã có nhiều cuộc tranh cãi về việc nên để cà chua trong tủ lạnh hay trên kệ ở ngoài. Thực chất thì việc này phụ thuộc vào độ chín của trái cà chua. Lý tưởng nhất sẽ là để cả ở trong tủ lạnh và bên ngoài. Cà chua chín bảo quản tốt nhất ở mức 12 độ C (55 độ F), nhưng nhiệt độ trong tủ lạnh lại thường ở mức 1,6 độ C (35 độ F). Ở mức nhiệt của tủ lạnh, cà chua sẽ để được lâu hơn nhưng lại bị mất hương vị. Vì vậy bạn có thể để cà chua ra ngoài ở nhiệt độ thường trước một vài ngày cần dùng, hương vị sẽ quay trở lại.

2. Không lưu trữ rau thơm theo các loại riêng

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 2.

Nếu bạn nghĩ tất cả các loại rau thơm (rau gia vị, thảo mộc nói chung…) đều có thể lưu trữ cùng một kiểu thì là hoàn toàn sai. Các loài rau thơm cứng (như oregano, hương thảo, húng tây...) được bảo quản tốt hơn khi được ngâm trong lọ, cuống chạm xuống nước. Bạn có cất lọ trong tủ lạnh. Các loại rau thơm mềm như rau mùi, rau mùi tây, cần tây (chỉ thân và lá), bạc hà… thì tốt hơn nên bọc trong túi giấy hoặc túi nhựa rồi để trong tủ lạnh.

3. Quay hộp/ khay nhựa đựng thức ăn trong lò vi sóng

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 3.

Dù các nhà sản xuất luôn quảng cáo các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa của họ có thể dùng thoải mái trong lò vi sóng, nhưng tốt hơn hết là bạn vẫn nên thận trọng vì chẳng ai có thể chắc chắn về thành phần chính xác của sản phẩm đó. Ngay cả nhựa được phê duyệt cũng không đảm bảo thực phẩm không “bị dính” hóa chất sau khi hâm nóng.

4. Không rửa các hộp/ can thiếc trước khi mở chúng

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 4.

Một nghịch lý là chúng ta thường rửa sạch thịt sống trước khi chế biến trong khi đó lại là điều không nên làm. Còn với những lon/ can thì lại không ai rửa sạch trước khi mở dù chúng rất bẩn! Nên rửa lon/ can trước khi mở để các bụi bẩn, hạt, chất có hại bám bên ngoài không rơi vào thức ăn, đặc biệt là khi đó là một lon nước ngọt, vì bạn sẽ trực tiếp chạm môi vào nó đấy...

5. Giữ hamburger quá chặt

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 5.

Nhiều người nghĩ việc giữ chặt hai miếng bánh hamburger sẽ giúp phần nhân bớt bị rơi ra ngoài, nhưng cách này hoàn toàn phản tác dụng. Cách cầm bánh lý tưởng nhất như trên ảnh bên phải, ngón tay cái và ngón út nên đặt ở dưới cùng của chiếc hamburger và ba ngón còn lại ở trên - nhưng bắt buộc bạn phải cầm bánh bằng cả hai tay.

6. Khuấy tan đường theo chuyển động tròn thay vì tuyến tính

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 6.

Mặc dù khuấy tròn là cách hòa tan đường phổ biến, nhưng cách đúng đắn nhất để làm điều đó thì lại là theo một chuyển động tuyến tính. Điều này giúp các chất lỏng không bị bắn tung tóe ra ngoài và cho phép bạn hòa tan các viên đường nhanh hơn.

7. Sử dụng chảo chống dính Teflon ở nhiệt độ quá cao và quá lâu

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay - Ảnh 7.

Chất chống dính phổ biến phủ trên các chảo/ nồi chống dính là Teflon. Khi được làm nóng không đúng cách, chất này có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Nếu mức nhiệt lên tới 260 độ C (550 độ F), Teflon trên bề mặt chảo có thể giải phóng các hạt và khí tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bạn. Tuy vậy không có nghĩa là bạn không thể sử dụng chảo chống dính có Teflon, chỉ phải lưu ý là nó không dùng được cho tất cả các món, nhất là những món thịt cần đến lượng nhiệt lớn. Bạn có thể chọn chảo gang thay thế hay chảo bằng đá granite có nhiệt độ trung bình cao để thay thế.

Nguồn: Brightside.