Khán giả Trung Hoa "choáng" với "Tân Hồng Lâu Mộng"

Phoebe (Tổng hợp theo Sina), Theo 16:11 11/07/2010

Với đoạn kết được thay đổi 100% so với phiên bản gốc, "Tân Hồng Lâu Mộng" đã tạo được tiếng vang lớn và được đánh giá cao hơn cả phiên bản cũ của năm 1987.<img src='/Images/EmoticonOng/52.png'>

Nằm trong dự án làm lại “tứ đại danh tác” của điện ảnh Trung Quốc, bộ phim Tân Hồng Lâu Mộng được coi là một trong những bộ phim đáng chú ý nhất năm 2010. Vì vậy, sau Tân Tam Quốc, Tân Hồng Lâu Mộng chính là bộ phim tiếp theo được đưa lên “mổ xẻ”, so sánh.


Hồng Lâu Mộng (1987)

Ngày 9/7 vừa qua, Tân Hồng Lâu Mộng đã lên sóng tập cuối cùng trên đài truyền hình Tứ Xuyên. Và kết cục của bộ phim lần này có khác biệt rất lớn với phiên bản Hồng Lâu Mộng năm 1987. Hãy cùng so sánh những điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 phiên bản Hồng Lâu Mộng này nhé!




Tân Hồng Lâu Mộng (2010)

Trong phiên bản lần này, khi kết thúc phim, nhà họ Giả không lụi tàn như trong phiên bản năm 1987. Bảo Ngọc Giả Lan đi học khiến cho nhà họ Giả lại có hy vọng vực dậy. Đạo diễn Lý Thiếu Hồng cho biết, nguyên nhân có sự khác biệt này là do tân bản lần này dựa theo 40 hồi cuối do Cao Ngạc viết tiếp, còn đoạn kết trong phiên bản 1987 lại do các nhà biên kịch biên soạn lại. Sau đây là một điểm thay đổi trong phiên bản Tân Hồng Lâu Mộng mới.


1. Xảo Tỷ về quê lánh nạn, không bị bắt vào lầu xanh

Trong Tân Hồng Lâu Mộng, tình tiết Xảo Tỷ cưới đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Tuy nhiên, cuối cùng thì Xảo Tỷ lại không bị bắt vào lầu xanh như trong bản cũ mà theo ngoại Lưu về quê lánh nạn. Ở đầu tập 50, vì muốn trả thù Phượng Tỷ, Giả Hoàn đã bàn chuyện hôn sự với Xảo Tỷ - một hôn lễ không tình yêu, đồng thời thuyết phục Hình phu nhân nhanh cho Xảo Tỷ cưới đi. May mắn thay, Bình Nhi đã tìm đến Vương phu nhân nhờ giúp đỡ, Vương phu nhân liền tìm ngoại Lưu và nhờ bà đến đón Xảo Tỷ. Cuối cùng, Vương phu nhân mượn kế giữ chân Hình phu nhân lại, Bình Nhi đóng giả làm Xảo Tỷ để Xảo Tỷ đi theo ngoại Lưu về quê.


Còn trong Hồng Lâu Mộng phiên bản năm 1987, ngoại Lưu xa xôi vạn dặm dò la tin tức của Xảo Tỷ, nhưng mãi không tìm thấy cháu. Cuối cùng khi biết được tin tức về Xảo Tỷ thì cô đã bị bắt vào lầu xanh.


Hồng Lâu Mộng (1987)

2. Bảo Ngọc không bị quay về cảnh nghèo đói, Giả phủ có hy vọng được chấn hưng



Trong tập cuối của Tân Hồng Lâu Mộng, Bảo NgọcGiả Lan đi thi là chuyện “đại sự” của cả nhà họ Giả. Cả 2 đều đỗ và cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của Giả phủ. Hoàng thượng hoan hỉ triệu Giả Lan vào diện kiến, rồi đại xá cho cả phủ. Giả Trân, Giả Chính lại tiếp tục được thừa kế quan vị. Hơn nữa, cả nhà họ Giả đều được ban thưởng. Như vậy, có thể nói Tân Hồng Lâu Mộng có một kết cục khá vui vẻ và mỹ mãn. Điểm này chính là điểm khác biệt lớn nhất của Tân Hồng Lâu Mộng so với bản cũ.

3. Tập Nhân xuất giá

Tập Nhân là người phụ nữ quan trọng nhất bên cạnh Bảo Ngọc. Trong tân bản lần này, cô được gả cho Tưởng Ngọc Hạm.



Đầu tiên, Tập Nhân nhất quyết không chịu lấy chồng, nhưng vì Bảo Ngọc mất tích mà cô và Bảo Ngọc vẫn chưa có danh phận gì, vì vậy không thể ở lại phủ họ Giả. Bảo Thoa Vương phu nhân vì hạnh phúc của Tập Nhân, nên đã thay người nhà cô làm mối, tìm cho cô một tấm chồng tốt. Tập Nhân mới đầu muốn tự vẫn, nhưng sợ lại phụ ý tốt của Vương phu nhân nên không muốn chết trong Giả phủ, về nhà thì lại sợ làm hại thanh danh của anh trai nên không dám. Đến lúc vào động phòng, Tưởng Ngọc Hạm mới nhận ra đây chính là a hoàn của Bảo Ngọc, từ đó 2 người mới cởi mở với nhau.


Còn trong phiên bản năm 1987, trong một ngày Bảo Ngọc vào một nhà nọ ăn xin, bỗng gặp lại a hoàn của mình ngày xưa, Tập Nhân. Nhưng khi đó, Tập Nhân đã lấy chồng và trở thành phu nhân của ngôi nhà đó.




Tân Hồng Lâu Mộng gồm 50 tập và đã kết thúc phát sóng trên đài truyền hình Tứ Xuyên vào ngày 9/7 vừa qua. Bộ phim sẽ bắt đầu lên sóng trên đài truyền hình Chiết Giang vào ngày 17/7 tới.