"Soi" những bí mật trong phim chuyển thể từ truyện tranh Marvel (P.1)

Trang Thùy, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 21/06/2014

Vô vàn những chi tiết thú vị ẩn giấu trong các bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Marvel đã được fan tinh mắt nhìn ra.

Nếu để ý cảnh Biệt đội Siêu anh hùng ngồi ăn uống trong The Avengers (2012), bạn sẽ thấy Chris Evans không bao giờ rời nắm tay khỏi khuôn mặt của mình. Lý do là anh phải đeo một miếng cằm giả để che bộ râu đang “nuôi” cho tạo hình trong một bộ phim mới.
 
Bộ phim Thor (2011) tiết lộ The Infinity Gauntlet (Găng tay vô cực), một trong những vật có quyền lực nhất vũ trụ Marvel, trong hầm mộ của thần Odin.

Trong X-Men (2000), Thượng nghị sĩ Kelly đề ra Luật Đăng ký Người đột biến, trong đó các Dị nhân bị cấm nhập học tại các trường. Chi tiết này gợi nhớ đến chiến dịch của nam diễn viên Ian McKellen chống lại Điều 28 của Vương quốc Anh: cấm người đồng tính giảng dạy trong các trường học.
 
Trong X-Men (2000), Bryan Singer gây bất ngờ với việc để Spider-Man làm khách mời trên phim trường. Cảnh này có thể thấy trong bộ DVD của phim.
 
Đây là cảnh Stan Lee có mặt trong X-Men (2000). Tính cả The Amazing Spider-Man 2 và Captain America: The Winter Soldier, thì Stan Lee tổng cộng đã làm khách mời trong 20 bộ phim Marvel.
 
Trong Daredevil (2003), tác giả Kevin Smith đóng một vai phụ là nhân viên điều tra tên Jack Kirby. Đây là cách Marvel gửi lời cảm ơn đến tác giả bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên.
 
Trong bộ phim The Incredible Hulk (2008), nam diễn viên Lou Ferrigno (đóng vai Hulk bản truyền hình), cũng đã góp mặt với vai khách mời là một nhân viên bảo vệ.
 
Trong Spider-Man 2 (2004), cảnh Spider-Man vứt trang phục của mình trong một thùng rác được sao nguyên bản từ một cảnh trong một bộ truyện tranh Spider-Man nổi tiếng.
 
Trong Spider-Man 2 (2004), hai cậu bé lấy mặt nạ của Peter Parker trong cảnh đánh nhau trên tàu chính là hai em trai cùng mẹ khác cha của Tobey Maguire. Đó là Weston Epp và Jopaul Epp.
 
Nhân vật Ben Grimm/The Thing của Fantastic Four trong truyện tranh gốc thường hút xì gà, tuy nhiên nhân vật này đã bỏ thói quen nổi tiếng của mình theo yêu cầu từ trưởng ban biên tập của Marvel.
 
Sentinel đóng một vai trò rất lớn trong "X-Men: Days of Future Past", nhưng chúng thực sự xuất hiện lần đầu trên màn ảnh trong một phân đoạn tưởng tượng của X-Men: The Last Stand.
 
Nam diễn viên Bruce Campbell của bộ phim The Evil Dead đã đóng vai khách mời trong cả 3 bộ phim Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi.
 
Trong Iron Man (2008), trước khi Tony Stark bước vào buổi họp báo, anh đã đọc tờ báo có ảnh Iron Man. Đây chính là bức ảnh được lấy từ đoạn phim ghi trộm có thật, do bị rò rỉ từ phim trường.
 
Trong Iron Man (2008), khi Tony thử nghiệm khả năng bay của bộ giáp, người xem có thể nhìn thấy một tấm áp phích khổng lồ quảng cáo cho kẻ thù kinh điển của Iron Man: quái vật Fin Fang Foom.
 
Trong Iron Man (2008), Terrence Howard quay sang chiếc áo giáp bạc và nói: "Lần sau nhé em". Tuy nhiên, anh chẳng có cơ hội quay trở lại với vai James Rhodey "trong lần sau" nên không bao giờ có dịp mặc áo giáp War Machine như Don Cheadle.
 
Trong đoạn video bắt con tin Tony Stark ở Iron Man (2008), có thể thấy biểu tượng của hội The Ten Rings trên tấm màn phía sau. Logo này có mặt trong Iron Man 3 và là biểu tượng của Mandarin, kẻ thù truyền kỳ của Tony Stark.
 
Samuel L. Jackson xuất hiện lần đầu với vai Nick Fury của S.H.I.E.L.D trong cảnh hậu kết của Iron Man (2008). Điều đáng nói là ngoại hình của Samuel L. Jackson đã được sử dụng để tạo nên nhân vật Nick Fury trong series The Ultimates

Chắc chắn nhiều khán giả đã bỏ lỡ cảnh này. Nhưng nếu nheo mắt thật lâu, người xem có thể thấy Captain America bị đông lạnh trong tảng băng ngay phần đầu đĩa DVD của phim The Incredible Hulk (2008).
 
Trên các hộp lưu trữ huyết thanh cho Siêu lính trong The Incredible Hulk (2008) là tên của Tiến sỹ Reinstein. Thật ra Dr. Reinstein (Joseph Reinstein) chỉ là "nickname" của Abraham Erskine, tiến sĩ chế ra huyết thanh trong Captain America: The First Avenger
 
Trong X-Men Origins: Wolverine (2009), cô bé tóc trắng Ororo Monro (tức Storm), xuất hiện trong một đoạn hồi tưởng tại châu Phi. Cảnh này thật ra đã bị cắt trong bản chính thức.
 
Mặc dù nhận được những phản ứng trái chiều từ người hâm mộ, nhân vật Deadpool (Ryan Reynolds) đóng một vai khách mời trong đoạn hậu kết của X-Men Origins: Wolverine (2009), bằng việc phá vỡ bức tường thứ tư – giống như nhân vật gốc trong truyện tranh.
 
Trong X-Men Origins: Wolverine (2009) có một dị nhân bị William Stryker bắt. Đó là một cậu bé chuyển động rất nhanh xung quanh những bức tường. Vâng, chính là Quicksilver, dị nhân siêu tốc độ đã xuất hiện trong phim X-Men: Days of Future Past đang chiếu và sắp tới là The Avengers: Age of Ultron.
 
Trong Iron Man 2 (2010), một cuốn truyện tranh mang tên Captain America được phát hiện khi Tony Stark nhìn lướt qua đồ đạc của cha mình.   
 
Dấu hiệu báo trước rằng Thor sẽ đến Trái đất ở bộ phim Marvel tiếp theo bị lộ trong phần mở đầu của đoạn post-credit từ bộ phim Iron Man 2 (2010). Đó là cảnh chiếc búa khổng lồ xuất hiện trên sa mạc.
 
Trong Iron Man 2 (2010), một thiết bị trông giống chiếc khiên của Captain America được Tony Stark sử dụng để xây dựng một lò phản ứng mới.
 
Trong Thor (2011), Tiến sĩ Selvig nói về một người bạn làm việc với S.H.I.E.L.D và mô tả là "một nhà khoa học, người tiên phong trong nghiên cứu bức xạ gamma". Đây chính là lời ám chỉ đến Bruce Banner/The Hulk.
 
Trong Thor (2011), có một biển quảng cáo du lịch ở thành phố New Mexico viết “Land of Enchantment – Journey into Mystery” (tạm dịch: Vùng đất của Enchantment - Hành trình đi vào bí ẩn).  Journey into Mystery cũng là tên của bộ truyện tranh mà trong đó Thor lần đầu xuất hiện.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày